Dâu tây Mộc Châu quả vừa phải không quá to, quả thường to khi bước vào chính chính vụ dâu tây. Trong khi đó dâu tây của Trung Quốc quả to, đều hơn hẳn.
Mùa >dâu tây đang chín rộ, "nhuộm đỏ" tại các gánh hàng rong hay cửa hàng> trái cây mà trên mạng xã hội, dâu tây cũng được các chủ tài khoản mời chào với mức giá cực kì “ưu đãi”.
Theo các chuyên gia, dâu tây Trung Quốc có kích thước quả to, độ đồng đều cao. Quả có độ cứng, mịn, màu đỏ sậm rất đẹp mắt. Ngoài ra dâu tây Trung Quốc phần dài quả (phủ cuống) màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen.
Một đặc điểm đặc trưng của dâu tây Trung Quốc là nhận biết về mùi vị. Quả không có mùi thơm, khi ăn cảm giác bở, không có vị chua thanh. Quả dâu Mộc Châu thường to ở phần gần cuống và thon dần về chóp, trong khi dâu Trung Quốc lại quả khá đều, to đều, cuống dài, sờ vào quả có độ cứng, mịn.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn nhận thấy dâu tây Trung Quốc để được lâu hơn dâu tây Mộc Châu.
Dựa vào độ cứng trái dâu
Dâu tây Trung Quốc và dâu tây Mộc Châu đều có nhiều giống Nhật Bản, nhưng loại dâu tây ở Mộc Châu có độ cứng vừa phải, màu sắc đỏ tươi mọng. Còn dâu tây Trung Quốc tựa như nhuộm màu thâm thâm, không được tươi như dâu tây của ta.
Để chọn dâu tây ngon, người tiêu dùng tránh các quả mềm nhũn, dập nát hay quả còn đốm xanh trên thân. Đó thường là những quả được hái khi còn chưa chín, ăn sẽ chua, ít nước.
Nhận biết về thịt quả
Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt, dâu tây Mộc Châu và Trung Quốc. Dâu tây Mộc Châu có phần thịt quả màu đỏ nhạt, xen lẫn màu trắng. Còn dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, phần màu trắng bên trong rất ít.
Trong khi dâu tây Trung Quốc để ở điều kiện bình thường, 25 – 30 độ, thì 7 – 10 ngày vẫn còn tươi. Đặc điểm này đa số trái cây Trung Quốc nào cũng có. Thậm chí các gánh hàng rong bán dâu tây ngoài đường, dưới thời tiết nắng nóng mà vẫn không khô héo, hư hỏng (do ngâm thuốc bảo quản).