Thực phẩm chế biến từ loại củ này được nhiều người yêu thích vào những ngày hè nóng bức.
Sắn dây là loại cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng phổ biến ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc. Bộ phận dùng tốt nhất của cây này là phần rễ. Bạn có thể sử dụng trực tiếp sau khi đã luộc chín hoặc sử dụng dưới dạng bột. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, bột >sắn dây loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người yêu thích.
Về thành phần> >dinh dưỡng, sắn dây có flavonoids (daizein, puerarin, formononetin,…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 - 14%, mannitol, pinitol) miroestrol, succinic acid, allantoin.
Với những dưỡng chất này, sắn dây là một thực phẩm đem đến nhiều công dùng tốt cho >sức khỏe người sử dụng.
Theo Natural News, các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc đã chỉ ra sắn dây là một phương pháp điều trị tự nhiên tiềm năng cho bệnh tiểu đường. Bởi puerarin có trong sắn dây có thể làm giảm mức đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, bảo vệ tuyến tụy, ức chế viêm, giảm căng thẳng oxy hóa và ức chế phản ứng Maillard - là phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo, tạo thành các sản phẩm glycat hóa bền vững, gọi là AGEs.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy puerarin từ sắn dây có thể trì hoãn và điều trị các biến chứng tiểu đường này, như các vấn đề về tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường.
Tổng lượng flavonoid và puerarin có trong bột sắn dây có thể cải thiện quá trình chuyển hóa oxy của cơ tim, giãn mạch, chống oxy hoá và cải thiện vi tuần hoàn. Từ đó, nó có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và các bệnh khác về tim mạch.
Hàm lượng chất xơ cao trong củ sắn dây sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, ổn định được sự rối loạn xảy ra và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra củ sắn dây còn chứa saponin có tác dụng giải độc cao, chống viêm sẽ giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Nếu lo ngại các vấn đề về xương khớp, bạn cần phải bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể. Khoáng chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp răng và xương chắc khỏe. Không chỉ thế, tình trạng tê tay chân sẽ được cải thiện nhờ khả năng đẩy mạnh lưu thông máu của canxi. Một cốc bột sắn dây có thể mang đến 30mg canxi cho cơ thể, chống lại các vấn đề về xương khớp.
Isoflavone trong sắn dây có lợi trong việc điều hòa nội tiết cũng như cải thiện các triệu chứng của hội chứng mãn kinh như mất ngủ, mơ màng, chóng mặt, khó chịu, bồn chồn và trầm cảm.
Ngoài ra, các dưỡng chất khác có trong sắn dây cũng cũng thúc đẩy sự co bóp của tử cung, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt và giúp tử cung sạch hơn.
Không chỉ giải độc cho cơ thể, bột sắn dây còn hỗ trợ rất hiệu quả trong việc >làm đẹp da, trị tàn nhang, nám sạm. Bởi trong bột sắn dây có chứa hoạt chất isoflavone, estrogen giúp ngăn cản sự sản sinh hắc tố melanin vượt mức giúp làm mờ vết tàn nhang và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- Dù cơ thể bạn có khỏe mạnh như thế nào, hay thích uống thì cũng không nên lạm dụng. Tốt nhất là 1 cốc pha 2-3 thìa ăn phở bột sắn dây. Một tuần dùng khoảng 3-4 lần.
- Theo như Đông y, hàn tính của sắn dây khá mạnh, do vậy trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
- Người bị huyết áp thấp, cơ thể suy nhược không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng do đây là thời điểm lượng hormone trong máu khá thấp.
- Không uống sắn dây khi đói hoặc vào ban đêm vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống bột sắn dây là sau bữa trưa hoặc tối khoảng 30 - 60 phút.
- Phụ nữ khi mang thai nếu có cảm giác mệt mỏi, cơ thể cảm thấy lạnh thì không nên sử dụng, vì tính hàn sẽ khiến tình trạng cơ thể trở nên khó chịu hơn.
Tổng hợp