Phần lớn, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt đều không nguy hiểm, có thể tự khỏi. Nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan, nên nắm rõ các nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả, tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Theo thống kê gần đây, có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt. Hiện tượng này khá phổ biến, thông thường sẽ tự biến mất và không gây ra nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, đôi mắt của> trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù chỉ là một tác động nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng tổn thương. Do đó, trong quá trình nuôi con, mẹ cần đặc biệt để ý đến “cửa sổ tâm hồn” và khi thấy các dấu hiệu bất thường nào đó, tốt nhất nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán, có phương pháp can thiệp kịp thời.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt có nghĩa là tình trạng mắt bé luôn “đẫm lệ”. Điều này có nghĩa là mắt trẻ đang tiết ra quá nhiều nước mắt dẫn đến thừa. Về lâu về dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như:
Mắt bị kích thích
Nếu mắt của bé tiếp xúc với các chất dễ gây kích thích như bụi, phấn hoa... thì sẽ tiết ra nhiều nước để rửa sạch những chất này. Lúc này, mẹ hãy cách ly trẻ khỏi những yếu tố gây kích thích để bảo vệ đôi mắt của con khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm kết mạc, lông mi mọc bên trong... cũng có thể gây kích ứng dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sống khiến tình trạng viêm và bỏng rát trở nên khó chịu hơn. Thậm chí là mù lòa nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng mắt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị sưng mắt chảy nước mắt nhiều. Các vi khuẩn, nấm, virus tấn công khiến mắt bé như sưng, đau, rát mắt... nên phải thường xuyên dụi mắt, gây nên viêm kết mạc. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn.
Ngoài viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt còn khiến trẻ sơ sinh bị viêm bờ mi, viêm mống mắt, viêm giác mạc và viêm nội nhãn... Khi bé bị những dạng viêm này, mắt bị viêm đỏ, ngứa rát khó chịu, mẹ không nên xem nhẹ, hãy cho con đến khám bác sĩ để được điều trị phù hợp. Tùy từng loại nhiễm trùng mắt mà mà bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ hoặc thuốc uống kháng sinh.
Bị tắc tuyến lệ
Bình thường nước mắt sẽ được sinh ra từ tuyến lệ, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Cùng với cử động của đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong. Nhờ đó, khi nước mắt rơi khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ vào phía sau của mũi. Tuy nhiên, nếu ống dẫn này bị tắc hoàn toàn hoặc một phần sẽ khiến nước mắt không thoát ra được và làm tắc lệ đạo. Lúc này trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt 1 bên hoặc cả hai bên mắt, chảy thường xuyên hoặc từng lúc.
Viêm tắc lệ đạo nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra tình trạng bị viêm túi lệ mạn tính với biểu hiện trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt nước mũi, kèm theo chảy nhầy mủ phù nề nhẹ vùng góc trong mắt, khi ấn vào vùng này có thể thấy nhầy mủ đùn ra ở khóe mắt. Vì vậy, mẹ sẽ thấy hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt có màu vàng, đây là màu của dịch mủ. Khi để càng lâu, viêm túi lệ mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp xe tại túi lệ hoặc gây dò, thoát mủ ra ngoài da, trẻ sơ sinh sẽ đau nhức nhiều, có thể sốt và hay quấy khóc.
Hiện nay, khi thấy trẻ bị đau mắt, chảy nước mắt sống, nhiều bà mẹ thường tự ý mua thuốc nhỏ cho con. Với những trường hợp bị nhức mỏi mắt hoặc bị dị ứng thông thường việc dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho bé có thể chấp nhận được, để làm sạch đôi mắt. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải những bệnh lý cụ thể như tắc tuyến lệ, viêm kết mạc thì việc tự ý dùng nước nhỏ mắt thường ẩn chứa nhiều tác hại không lường.
Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám ở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị sớm:
Bác sĩ sẽ dựa vào tổn thương mà trẻ sơ sinh đang chịu mà đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:
Tắc lệ đạo bẩm sinh
Đối với trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh, ngoài việc chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt gây ra, để loại trừ được các bệnh nguy hiểm khác ở mắt, sau đó mới tiến hành điều trị.
Phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh là dùng tay day ấn vùng trong góc mắt nơi có tuyến lệ, đồng thời kết hợp với thuốc nhỏ mắt kháng sinh và thuốc kháng sinh uống, để nhanh chóng làm giảm tình trạng đau và viêm.
Phần lớn, các trường hợp viêm lệ đạo sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi được điều trị bằng phương pháp day ấn này. Tuy nhiên, nếu trẻ 2-3 tháng tuổi mà vẫn không ngừng hiện tượng chảy nước sống mắt thì phải sử dụng biện pháp khác, có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông xuống mũi. Trẻ từ 4-6 tháng tuổi mới nên tiến hành phương pháp này, đây cũng là thời gian thông lệ đạo tốt nhất, nếu trẻ trên 1 tuổi mới thông thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Tắc lệ đạo phải
Đối với trường hợp tắc lệ đạo phải thì nghiêm trọng hơn, chỉ dùng phương pháp thông, hiệu quả không được bao nhiêu. Vì vậy, để phục hồi chức năng dẫn nước mắt cần phải phẫu thuật tạo đường dẫn nước mắt mới, từ mắt xuống mũi cho trẻ. Đây cũng là giải pháp tốt nhất có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn tình trạng này, không bị viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ.
Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào bị tắc lệ đạo phải cũng có thể phẫu thuật tạo đường thông nước mắt. Với những trường hợp này thì phải mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp xe túi lệ. Nhưng nhược điểm của phương pháp này chính là bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời.
Các trường hợp nhiễm trùng và kích thích mắt
Thông thường, nhiễm trùng và kích thích mắt sẽ được điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé sử dụng các biện pháp bảo hộ khi phải đi ra ngoài, dùng kính mát để tránh bụi và dị vật bay vào mắt. Tuyệt đối không được dùng tay dụi mắt và đắp các loại thuốc lá trực tiếp vào mắt.
Tuy nhiên, nếu nặng không thể điều trị bằng thuốc thì bắt buộc phải phẫu thuật. Tùy theo tình trạng mà có các phương án phẫu thuật khác nhau: phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc...
Qua đây có thể thấy được, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy vào trường hợp cụ thể mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Chính vì vậy, để phòng tránh cho trẻ sơ sinh không bị chảy nước mắt sống thì các bậc phụ huynh hãy tạo môi trường sống trong lành cho trẻ, tránh xa bụi bẩn và ô nhiễm. Bên cạnh đó, cũng cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm mạn tính như bệnh mắt hột, viêm kết mạc...
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp ích được nhiều cho các mẹ, biết được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến thị giác của bé.