Hiểu biết về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh ngay trong những ngày đầu sẽ giúp bạn tự tin chăm sóc con và tránh nhiễm trùng trong những ngày tháng mới lọt lòng.
- Không tiêm vaccine, trẻ em sẽ mắc phải 6 căn bệnh đáng sợ này
- Cách chống say xe hiệu quả nhất cho bà bầu và trẻ em
Rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất ở trẻ mới sinh vì có vết cắt dây rốn sau khi đẻ, đây được xem như một vết thương hở trên cơ thể của bé. Nếu quá trình chăm sóc không cẩn thận dễ đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao. Mặt khác, những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh sẽ là dấu hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm. Các bạn không nên lơ là mà xem thường việc chăm sóc rốn của bé sau sinh. Học cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mình có được nền tảng chuẩn bị an tâm nhất
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Khi mẹ đang mang thai, dây rốn của bé là “dây thần kinh” cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và oxy cho bé trong khi ở trong tử cung và kết nối cả hai từ tuần thứ sáu của thai kỳ đến khi sanh. Sau khi bé chào đời, dây rốn sẽ không còn cần thiết nữa, bởi vì bây giờ bé có thể tự thở, tự ăn và tự tiêu trừ chất thải.
Do đó, dây rốn được kẹp và cắt bỏ khi sinh, việc này không làm đau bé vì dây không có bất kỳ sợi thần kinh nào liên kết cả. Mất từ 3 -7 ngày, thậm chí gần cả tháng rốn trẻ sơ sinh mới khô và rụng hoàn toàn. Trong thời gian đó, việc chăm sóc rốn cho trẻ đặc biệt quan trọng, rất dễ nhiễm trùng và mang theo các bệnh lý khác. Bé bị nhiễm trùng rốn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi đón thiên thần bé bỏng chào đời.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tuy không quá phức tạp nhưng bạn cẩn thận và nhẹ nhàng, để tránh làm bé khó chịu và tránh bị nhiễm trùng.
Các bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, tăm bông, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.
- Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó dùng cồn 90 độ sát trùng lại một lần nữa.
- Tháo băng rốn (nếu có) và quan sát xem có bất cứ điều gì bất thường không, chẳng hạn như rốn có mùi lạ, có dịch mủ, có sưng đỏ hay có chảy máu không.
- Dùng bông tăng thấm nước sôi để nguội nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn cho bé theo trình tự từ chân rốn, thân cuống rốn rồi mới tới bề mặt cuống rốn. Tiếp tục lấy bông tắm thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn của trẻ. Lưu ý nên thay bông tăm sau mỗi lần sát trùng cho bé.
- Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn của trẻ.
- Thực tế, các bé sơ sinh không cần phải dùng băng rốn như cách nhiều mẹ vẫn làm, nhưng nếu cảm thấy việc băng rốn làm mẹ an tâm hơn, hãy tiến hành với một miếng gạc mỏng.
- Tránh làm rốn bị ướt, bị ẩm. Rốn có thể bị ướt khi bạn tắm bé hoặc bé đi vệ sinh, mẹ cần nhẹ nhàng lau khô vùng rốn để tránh bị đọng nước và viêm nhiễm.
Để rốn rụng tự nhiên
Hãy để cuống rốn rụng tự nhiên không can thiệp bằng tay, hay vật dùng để kéo, cắt. Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó.
Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
- Trước khi thay tã hay vệ sinh cuống rốn phải rửa tay sạch sẽ.
- Cố gắng để cuống rốn được thoáng khí. Điều này sẽ giúp cuống rốn mau lành và mau khô hơn.
- Mặc áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát cuống rốn.
- Khi mặc quần áo hay thay bỉm (tã) cho bé, bạn nên cẩn thận cố gắng tránh để bỉm cọ xát với cuống rốn. Bạn có thể mặc bỉm cho bé dưới cuống rốn, hoặc nếu bạn dùng tã xài một lần có thể cắt bỏ vị trí gần cuống rốn.
- Khi thay bỉm cho bé, nên đặc biệt lưu ý vùng da xung quanh cuống rốn, chỗ gần rốn nhất. Nhẹ nhàng lau vùng da đó một cách kỹ lưỡng để lấy đi những cặn bám ẩm ướt. Bạn cũng có thể dùng một cái tăm bông. Đừng lo lắng về việc làm bé đau bởi vùng cuống rốn không có đầu dây thần kinh.
- Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Bạn đừng quá lo, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay.
Mẹ chỉ cần cần tiếp tục vệ sinh rốn cho bé hàng ngày cho đến khi phần rốn đã rụng cuống khô hoàn toàn và thu lại như một chiếc rốn thông thường. Khi đó quá trình vệ sinh rốn cho bé yêu của mẹ đã hoàn tất.
Cách tắm và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Nhiều người cho rằng bạn chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước. Trong khi em bé của bạn vẫn còn cuống rốn, tốt nhất nên tắm nhanh cho bé bằng miếng bọt biển, dùng khăn mềm làm ướt để lau mát cho bé, thay vì nhấn cuống rốn xuống nước. Một khi cuống rốn đã rụng, nên thoải mái tắm bé trong bồn hoặc thau tắm.
Cách tắm cho trẻ chưa rụng rốn
- Mẹ tắm cho bé sạch sẽ sau đó mới vệ sinh rốn. Ở trẻ chưa rụng rốn, không cần tắm cho bé thường xuyên , chỉ cần lau mát mỗi ngày giúp bé sạch bụi bẩn là được.
- Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó dùng cồn 90 độ sát trùng lại một lần nữa.
- Tiếp theo, mẹ tháo băng rốn và quan sát xem có điều gì bất thường không, ví dụ như rốn có mùi lạ, có dịch mủ, sưng đỏ hay chảy máu không. Dùng bông tăm thấm ít nước sôi để nguội, mẹ nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn cho bé theo trình tự từ chân rốn, thân cuống rốn rối mới tới bề mặt xung quanh cuống rốn.
Sai lầm thường gặp khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Băng rốn quá chặt, quá kín: Trái với suy nghĩ của nhiều mẹ, việc băng chặt, băng kín không giúp bảo vệ rốn cho bé mà lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Tự ý giật núm rốn “trước thời hạn”: Việc rốn tự khô và rụng là quá trình tự nhiên, và không cần sự can thiệp của mẹ. Giật, kéo cuống rốn của bé khi rốn chưa đủ “chín” có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.
Cho bé ngâm mình trong nước: Với những bé chưa rụng rốn, khi tắm cho trẻ, mẹ nên hạn chế không để rốn của bé bị ướt, tránh kéo dài thời gian rụng rốn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.
Bôi thuốc lạ lên rốn cho trẻ: Theo kinh nghiệm dân gian, đắp lá, đắp á phiện, bột tiêu… có thể giúp cuống rốn mau khô, nhanh rụng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên để rốn của trẻ khô tự nhiên, không nên bôi, đắp bất cứ thứ gì lên rốn của bé để tránh tình trạng nhiễm trùng, và để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ.
Rất mong sau bài viết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, bạn sẽ có thể an tâm để chăm sóc thiên thần bé nhỏ trong những ngày đầu khi chưa rụng rốn. Chúc bạn thành công!