Theo số liệu của Sở Y tế TP.HCM, trong khi tỷ lệ dương tính ở vùng xanh, cận xanh, vàng xu hướng tăng, thì tỷ lệ này ở vùng đỏ và cam đang giảm dần.
- Thí sinh hoang mang vì điểm đại học tăng vọt, 'tạch' hàng loạt nguyện vọng dù đạt điểm 'khủng', các trường đại học lý giải nguyên do
- Bố mẹ mất sớm, ông bà nhiễm COVID-19, em bé mồ côi thỉnh cầu: 'Cô có thể cho con vào group phụ huynh để con nắm thông tin được không?'
Theo thông tin từ Vnexpress, số liệu của Sở Y tế TP.HCM cho thấy trong khi tỷ lệ dương tính ở vùng xanh, cận xanh, vàng xu hướng tăng, thì tỷ lệ này ở vùng đỏ và cam đang giảm dần.
Ngày 15/9 xét nghiệm nhanh kháng nguyên 344.649 người tại vùng cam, đỏ, ghi nhận 3.912 người dương tính, tỷ lệ 1,1%. Những ngày trước đó, tỷ lệ này đạt khoảng 1,3%, giảm nhiều so với tuần cuối tháng 8. Đợt TP HCM triển khai xét nghiệm diện rộng từ ngày 23 đến 29/8, tỷ lệ dương tính ở vùng cam, đỏ là 3,6% và trong đợt hai (30/8 đến 5/9) giảm còn 2,7%.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã lấy khoảng 1,95 triệu mẫu xét nghiệm RT-PCR, trong đó phát hiện hơn 320.000 ca dương tính (đa số cộng đồng), chiếm hơn 16%.
Họp báo chiều 16/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam giải thích số ca nhiễm tăng, dao động 4.000-6.000 mỗi ngày, dù giãn cách kéo dài là do chiến lược "thần tốc" xét nghiệm. Trong đó, nhiều vùng nguy cơ cao đã xét nghiệm tới 7-8 vòng, "vùng xanh" hầu hết đã xét nghiệm 3-4 vòng.
Bác sĩ Lương Trường Sơn (nguyên Phó viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM), cho rằng tất cả quận huyện đều có ca nhiễm. F0 cộng đồng có mặt khắp nơi, là một trong những nguyên nhân khiến vùng xanh, vùng vàng vẫn có ca nhiễm, thậm chí tăng. Nhiều vùng quy định là vùng xanh nhưng số ca vẫn nhiều còn do tình trạng "ngoài xanh, trong đỏ".
Cũng trong chiều ngày 16/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp của Tổ Công tác đặc biệt Chính phủ (Tổ Công tác) thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TPHCM về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP.HCM "vẽ lại" bản đồ đánh giá nguy cơ dịch bệnh đến tận tổ dân phố, khu phố và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng, chứ không phải "vẽ theo tổ nhưng lại thực hiện theo phường".