Điểm trúng tuyển vào nhiều trường ĐH năm nay cao bất thường, có trường tăng tới 4-5 điểm so với năm trước khiến nhiều thí sinh đạt mức điểm khủng nhưng vẫn ngậm ngùi bị đánh trượt. Vì sao năm nay điểm chuẩn lại "leo thang" bất ngờ như vậy?
- Sĩ tử thi tốt nghiệp 2021 điểm cao vẫn rớt: Ngành 'hot' đua nhau 'leo thang', 30/30 vẫn trượt
- 'Chị đẹp Đại Nam' từng lên tiếng về việc bị cắt ghép ảnh nhạy cảm, đáp SỐC khiến antifan 'ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa'
Dù đạt tới 10 điểm tuyệt đối ở cả ba môn của tổ hợp xét tuyển đại học với mức tối đa 30 điểm, thí sinh vẫn có thể trượt nguyện vọng một vào ngành học yêu thích nhất nếu không có điểm cộng ưu tiên. Đây là vấn đề khiến nhiều thí sinh và phụ huynh "đau đầu" khi điểm chuẩn đại học nhiều trường vừa mới được công bố từ tối ngày 15/9.
Cụ thể, theo ghi nhận của VietNamPlus, công bố từ các trường đại học cho thấy một số ngành có mức điểm chuẩn lên đến trên 30 điểm. Theo đó, dù đạt tới 10 điểm tuyệt đối ở cả ba môn của tổ hợp xét tuyển đại học với mức tối đa 30 điểm, thí sinh vẫn sẽ trượt nguyện vọng một vào ngành học yêu thích nhất nếu không có điểm cộng ưu tiên. Theo đó, với điểm chuẩn ngành y đa khoa mà Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố (29,25 điểm), do có nhiều thí sinh bằng điểm nên trường phải xét thêm 2 tiêu chí phụ: Tiêu chí 1 là điểm thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia đạt từ 9 trở lên; Tiêu chí 2 là điểm môn sinh phải từ 9,75 trở lên. Tuy nhiên, nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng môn tiếng Anh lại không đủ 9 nên không thỏa mãn tiêu chí phụ đầu tiên và bị rớt.
Lý giải nguyên nhân khiến điểm chuẩn năm nay "leo thang" bất thường, đại diện các trường ĐH đưa ra những phân tích căn cứ trên phổ điểm thi và thực tế tuyển sinh các trường.
Cụ thể, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân trả lời trên Thanh Niên đưa ra 2 lý do quan trọng nhất là phổ điểm thi tốt nghiệp tăng và chỉ tiêu còn lại các trường dành cho phương thức này giảm so với năm 2020. Hơn nữa, theo ông Nhân, thí sinh cũng biết cân nhắc lựa chọn các phương thức xét tuyển phù hợp với mình ở các đợt xét riêng trước đó.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho rằng một trong những lý do quan trọng là trường ĐH dành chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT ít. Thay vào đó, trường ĐH này dành nhiều chỉ tiêu các phương thức khác, đặc biệt là phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Ngoài ra, nhiều thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được quy đổi điểm cao, khiến tổng điểm xét tuyển các tổ hợp có chứa môn ngoại ngữ tăng theo.
Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, có những phân tích cụ thể hơn cho các ngành xét tuyển theo tổ hợp chứa môn ngoại ngữ. Trong đó, tại trường này, tất cả tổ hợp môn xét tuyển vào các ngành chất lượng cao đều chứa môn ngoại ngữ. Các ngành chương trình đại trà cũng có ít nhất 1 tổ hợp chứa môn học này. Giáo sư Hà nhấn mạnh: "Như phổ điểm thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT công bố, phổ điểm môn ngoại ngữ có xu hướng tăng. Do vậy, điểm chuẩn các ngành có xét điểm môn học này tăng theo".
"Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng góp phần tăng mạnh điểm chuẩn các ngành có xét điểm ngoại ngữ. Đó là năm nay số TS giỏi ngoại ngữ có mong muốn đi du học nhưng hiện vẫn đang xét tuyển ĐH trong nước. Với xu hướng mở cửa chưa đồng loạt của các nước với du học sinh hiện còn khá nhiều TS diện này trúng tuyển vào các trường ĐH trong nước" giáo sư Hà phân tích.