Theo quy định của pháp luật thì tiền lì xì được xem là tài sản riêng của trẻ em, các bé có thể toàn quyền sử dụng số tiền này. Nếu cha mẹ, người giám hộ sử dụng trái phép tiền lì xì của trẻ em được xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính 30 triệu đồng.
- Học cách tái chế giấy tập làm bao lì xì: Vừa xinh xắn, vừa bảo vệ môi trường
- Đếm tiền lì xì của con sau Tết, chị dâu liền mỉa mai vợ chồng tôi liền bị mẹ chồng đốp 1 câu cứng họng
Tết Nguyên Đán được xem là tết cổ truyền lâu đời tại Việt Nam, trong dịp này, trẻ em thường được người lớn phát tiền lì xì mừng tuổi như một truyền thống đẹp không thể thiếu. Tuy nhiên, không ít bậc cha, mẹ quản lý rất chặt chẽ tiền lì xì đó vì sợ con chưa biết chi tiêu, tiêu lãng phí, nhiều trường hợp cha mẹ còn tự ý thu giữ, sử dụng tiền lì xì của con mà thiếu sự tôn trọng ý kiến của các con.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định rất cụ thể về vấn đề này. Dẫn thông tin từ Doanh Nghiệp và Tiếp thị, TS. luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, dưới góc độ pháp lý thì pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền trẻ em trong đó có quyền có tài sản, quyền định đoạt tài sản và quyền tham gia các quan hệ dân sự.
Nhiều phụ huynh không biết rằng, hành vi thu tiền lì xì của trẻ em, sử dụng trái phép tiền lì xì của trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình quy định, những người trong gia đình mà có bạo lực về kinh tế, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, trong đó có trẻ em thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Theo Khoản 1, Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con".
Luật pháp quy định, trẻ từ 6 - 15 tuổi có quyền tham gia các quan hệ dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình. Trong đó, trẻ em từ 6 - 15 tuổi có thể giữ tiền mừng tuổi để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân phù hợp với lứa tuổi của mình. Còn khi chi tiêu số tiền lớn không phải nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân thì cần có ý kiến của người giám hộ. Còn trẻ em từ 15 tuổi trở lên thì hoàn toàn có quyền cầm giữ toàn bộ số tiền mừng tuổi của mình và có toàn quyền chi tiêu số tiền này mà không phụ thuộc vào ý kiến của cha mẹ.