Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui

Xã hội 18/11/2022 16:00

 Bất kể thời tiết mưa gió cản trở, bất kể đường đi khó khăn, những ‘học trò’ đặc biệt nơi vùng cao ở Ninh Thuận vẫn chăm chỉ đến lớp vào những buổi tối để học chữ.

Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, vào các buổi tối hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần, tám lớp học chữ dành cho bà con đồng bào Raglai ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) lại sáng ánh điện. Tiếng đánh vần, đọc chữ, làm toán vang lên làm không gian im ắng của núi rừng trở nên rộn ràng hơn.

Gần 2 tuần nay, những lớp học xóa mù chữ đặc biệt của Trường tiểu học Vĩnh Hy (thôn Cầu Gãy) và Trường tiểu học - THCS Ngô Quyền (thôn Đá Hang) được duy trì đều đặn. Ở các lớp học này, học viên đều là bà con đồng bào Raglai đã lớn tuổi.

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 1
Lớp học chữ đặc biệt của bà con. Ảnh: Tuổi Trẻ

Việc cầm bút đối với bà con dường như khó khăn hơn nhiều so với cầm cuốc làm rẫy hay thêu thùa, thế nhưng họ vẫn không ngừng cố gắng, bởi tất cả đều có chung một ước mơ là được biết đọc, biết viết.

Ông Lê Đặng Huỳnh Sơn, phó trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Hải, cho biết lớp học ban đầu đã cho những kết quả tích cực và được bà con ủng hộ.

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 2
 

 

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 3
Những 'học trò' đến lớp. Ảnh: Tuổi Trẻ

Khi kim đồng hồ điểm 18h45 cũng là lúc những người phụ nữ, đàn ông dân tộc Raglai ở hai thôn Cầu Gãy và Đá Hang sắp xếp xong xuôi việc nương rẫy, bếp núc để cùng nhau đến lớp học chữ do các giáo viên của Trường tiểu học Vĩnh Hy và Trường tiểu học - THCS Ngô Quyền đứng lớp.

Không gian núi rừng im ắng trở nên rộn ràng bởi những tiếng ê a tập đánh vần, phát âm chữ cái của những "học trò" đặc biệt.

Dù bị khuyết tật ở chân từ nhỏ nhưng anh Cao Văn Kem (ở thôn Cầu Gãy) vẫn hăng hái đến lớp và là một trong những học viên tích cực nhất. Anh Kem chia sẻ: "Mình không lái xe được nên mỗi tối mình phải sắp xếp đi sớm hơn 30 phút để đến lớp cho kịp giờ".

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 4
Những chị em học tính toán, làm phép tính trên bảng học. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đã 70 tuổi, bà Lâm Thị Tiềm ở thôn Đá Hang cũng hăng say học tập không kém, không buổi tối nào vắng mặt, trên lớp bà rất hăng hái học chữ và làm toán chăm chỉ. Bà tâm sự: "Đó giờ mình có biết chữ đâu, giờ được các thầy, các cô truyền dạy mình cũng đã biết đọc sơ sơ rồi. Đến lớp rất vui" - bà Tiềm phấn khởi.

"Muốn đi học để biết đọc, biết viết để chỉ cho con" - chị Cao Thị Chín (ở thôn Cầu Gãy) nói trong tiếng cười giòn tan đầy hy vọng.

Trong quá trình học tập trên lớp, bà con được các thầy, các cô hướng dẫn viết chữ, đọc chữ, làm các phép toán cộng trừ nhân chia. Đến với lớp học bà con ai cũng phấn khởi, vui mừng".

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 5
Nhiều chị em phụ nữ siêng năng học viết. Ảnh: Tuổi Trẻ

Cô giáo Phú Thị Trường Hận, giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Hy, chia sẻ dù nét chữ viết còn nguệch ngoạc, tiếng đánh vần vẫn còn ngọng nghịu nhưng đó là sự nỗ lực không ngừng của bà con.

"Cả ngày dạy ở điểm trường chính cũng rất nhiều áp lực và mệt mỏi. Nhưng khi đến lớp thấy bà con có mặt đầy đủ và tích cực học tập, bản thân mình cảm thấy rất vui, bao mệt mỏi cũng tan biết hết" - cô giáo Hận cười nói.

"Trong lớp có trường hợp cả nhà gồm vợ chồng con cái cùng đi học. Khi chồng không làm được toán, vợ ngồi ở dưới nhắc khiến cả lớp cười ồ", Cô Trần Thị Kim Liên, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Hy cho biết.

Mặc dù đi lại khó khăn, đặc biệt những lúc trời mưa đường trơn trượt, các giáo viên không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm "thắp sáng" con chữ cho bà con. Bên cạnh đó, dù cuộc sống khó khăn, cả ngày làm việc vất vả nhưng khi đến lớp, bà con rất lạc quan, yêu đời, sẵn sàng tiếp thu cái chữ một cách trọn vẹn.

Những lớp học xoá mù chữ đặc biệt ở những rẻo cao trên luôn gây ấn tượng với những thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn, với mong muốn bà con sẽ biết chữ, biết tính toán để tự tin hơn.

Đăng tải trên Báo VietNamNet, tại trường Tiểu học và THCS Hướng Linh thuộc bản Mới, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị cũng là điểm đến học tập của phụ nữ đồng bào Vân Kiều. Được biết, lớp học xoá mù chữ tại bản Mới được trường Tiểu học và THCS Hướng Linh khai giảng vào tháng 7/2019, theo kế hoạch xoá mù chữ của huyện Hướng Hoá.

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 6
 

 

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 7
Nhiều mẹ say mê học tập sau những giờ làm việc. Ảnh: VietNamNet

Ban ngày, các mẹ lăn lộn với con cái, việc nhà, việc rẫy. Khi chiều dần tà, 36 học viên đặc biệt này í ới gọi nhau cùng đến với lớp học nơi rẻo cao. Người ta gọi đây là lớp học của mẹ. Ban ngày, các chị, các mẹ lên làm nương, trồng rừng hoặc bẻ bắp, đi thả trâu, bò,.. Sau khi thu xếp được công việc nương rẫy và lo cho con cái, các mẹ mới có thể đến với lớp học.

Quanh năm vốn làm bạn với cuốc, rựa, gùi, nên bàn tay các mẹ chai sần, thô ráp … nay những bàn tay thô cứng ấy cố gắng uốn nắn theo từng nét chữ khó nhọc vô cùng. Bởi vậy, không phải ai cũng đủ kiên trì cho đến khi biết đọc thành thạo và viết được tên.

Khó khăn mấy vẫn đến lớp, những ‘học trò’ đặc biệt trên vùng cao Ninh Thuận tràn đầy hy vọng: Biết đọc, biết viết chữ là một niềm vui - Ảnh 8
Những giáo viên đứng lớp hiểu rằng ở nơi rẻo cao, việc đi lại khó khăn, công việc nặng nhọc, vả lại quỹ thời gian của từng gia đình khác nhau. Ảnh: VietNamNet

Dù lịch học đưa ra như vậy nhưng chỉ mang tính tương đối. Những giáo viên đứng lớp hiểu rằng ở nơi rẻo cao, việc đi lại khó khăn, công việc nặng nhọc, vả lại quỹ thời gian của từng gia đình khác nhau nên các thầy cô rất linh hoạt trong việc tạo điều kiện để các mẹ có thể đến lớp sớm hơn hoặc muộn hơn đối với từng cá nhân học viên.

Càng biết chữ mẹ càng muốn học để việc đọc, viết thành thục hơn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào công lao của các thầy, cô ở trường’. Bà Hồ Thị Hoa (60 tuổi, học viên lớn tuổi nhất của lớp học xóa mù chữ) chia sẻ.

Vụ bé 17 tháng tuổi bị đánh đến chết: Cha xót con bị đánh tím tái, tử vong, lỡ trao con cho ác mẫu

Khi vào đến bệnh viện, người cha bàng hoàng khi chứng kiến toàn thân bé tím tái, tình trạng bé nằm hôn mê, bất động đã tố cáo tội ác của người trông giữ con.

TIN MỚI NHẤT