Hành vi của cậu con trai không những trái đạo đức mà còn có thể cấu thành tội ‘chiếm đoạt tài sản’. Ngoài ra, anh có thể bị xử phạt nghiêm minh với các dấu hiệu của việc có cấu kết, âm mưu ‘tổ chức’ với bạn gái để thực hiện hành vi phạm pháp.
- Nước mắt của bậc phụ huynh uất ức không kìm nén được khi cô giáo dùng gai bưởi đâm các bé: ‘Con nhà em bị lên đây này’
- Bất ngờ danh tính của kẻ hiếp dâm nữ hướng dẫn viên du lịch tại Hà Giang: hóa ra chủ homestay ‘bao biện’ là có lí do
Theo thông tin từ Báo Người Lao Động về việc cặp tình nhân mua tiết lợn bôi lên người giả bị "xã hội đen" bắt giữ, đánh đập rồi gửi tin nhắn để ép mẹ đẻ chuyển 130 triệu đồng đã được công an vào cuộc điều tra và phanh phui. Cả hai sau đó đã nhận tội, công an tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý 2 cá nhân về hành vi này.
Với hành vi trên, nhiều người theo dõi vụ việc đặt câu hỏi, liệu người con trai này đã có những yếu tố vi phạm pháp luật như thế nào?
Nhận định về vụ việc trên, theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin trên Báo An ninh thủ đô cho biết, dù việc bị bắt giữ, hành hung là dàn dựng, song nó được sử dụng để đe dọa uy hiếp tinh thần của người mẹ nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi có dấu hiệu cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015.
Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 170 nếu người phạm tội có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì thì được xem như hoàn thành hành vi tội phạm và bị xử lý nghiêm minh. Trường hợp gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt từ 1-20 năm tù - Luật sư Thanh Hà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thông tin ban đầu cho thấy, H và P đã có sự bàn bạc, nên cơ quan điều tra cần làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng này có tổ chức hay không? Bởi theo Khoản 2 Điều 170, trường hợp phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức sẽ bị phạt tù từ 3-10 năm.
Ở góc độ đạo đức, Luật sư Thanh Hà cho rằng, hành vi của người con dàn dựng việc bị bắt cóc để tống tiền mẹ ruột là rất đáng trách, cần bị lên án.
Theo đó, do công việc làm ăn không có, H. vay mượn mẹ 50 triệu đồng để nộp phí đi khai nhằm xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên, H. bị từ chối. Do đó, H đã bàn với bạn gái là P mua tiết lợn bôi lên đầu rồi giả như bị trói và đánh đập rồi gửi mẹ để tống tiền. Bà M. sau đó thấy nghi ngờ nên đã báo công an vụ việc.
Với vụ việc trên, cơ quan điều tra tiến hành xác minh và nếu có đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Việc cơ quan điều tra tiến hành khởi tố sẽ không bị ảnh hưởng nếu người bị hại (người mẹ) có yêu cầu hủy tố cáo.