Cô gái Tây Nguyên chưa chồng, cứu hai đứa trẻ sắp bị chôn sống về nuôi

Xã hội 16/03/2018 22:30

Y Byen gặp hai đứa trẻ trong thời khắc nguy kịch, đứa sắp bị chôn sống, đứa bị bỏ rơi ngoài nghĩa địa.

Y Byen (28 tuổi, dân tộc Ba Na, hiện làm ca sĩ tại Đoàn văn công Đam San, thành phố Pleiku) mang vẻ đẹp của một sơn nữ lớn lên giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn: khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt lấp lánh, khuôn miệng duyên dáng đã cười là cười rạng rỡ…

Cô gái Tây Nguyên chưa chồng, cứu hai đứa trẻ sắp bị chôn sống về nuôi - Ảnh 1

Y Byen - Cô gái Tây Nguyên có trái tim nhân hậu 

 Y Byen (28 tuổi, dân tộc Ba Na, hiện làm ca sĩ tại Đoàn văn công Đam San, thành phố Pleiku) được biết đến từ chương trình "Hát mãi với ước mơ". Cô gái 28 tuổi khiến khán giả xúc động khi chia sẻ câu chuyện cưu mang hai đứa trẻ suýt chết cách đây hơn 10 năm trước. 

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Y Byen, nghe cô chia sẻ về những năm tháng ý nghĩa nhất cuộc đời khi làm mẹ nuôi của hai đứa trẻ từ năm 16 tuổi. 
 

Nhưng một khi đã biết đến chuyện đời Y Byen, một cô gái chưa chồng ẵm đứa trẻ suýt chết về nuôi từ khi 16 tuổi, thì chẳng ai còn để ý đến vẻ đẹp phù phiếm ấy nữa. Thứ khiến người ta cảm phục, ngưỡng mộ là tấm lòng bao la như núi rừng của cô.

Y Byen nói, cô vốn chẳng muốn công khai câu chuyện của mình vì sợ hai đứa con mặc cảm. Những gì cô đã làm được bố mẹ, buôn làng ủng hộ và có núi rừng chứng giám là đủ rồi. Nhưng khi biết đến cuộc thi “Hát mãi với ước mơ”, cô lại có động lực lan tỏa câu chuyện này để xóa đi những hủ tục lạc hậu của người dân tộc mà mình từng tận mắt chứng kiến.

Y Byen nhận nuôi đứa con đầu tiên vào năm 16 tuổi, khi còn là học sinh trung học. Cô cùng bố mẹ vào chợ cách nhà hàng trăm cây số để mua đồ và chứng kiến người ta chuẩn bị chôn sống một đứa trẻ sơ sinh theo hủ tục mẹ chết phải giết cả con.

Cô gái Tây Nguyên chưa chồng, cứu hai đứa trẻ sắp bị chôn sống về nuôi - Ảnh 2

Y Byen được dân mạng gọi là 'Quý cô hoàn hảo' của mọi thời đại 

 “Người mẹ ấy lâm bồn, không có điều kiện vào viện mà chỉ có chồng đỡ đẻ nên không qua khỏi. Đứa trẻ chào đời lúc 5 giờ sáng thì đến 12 giờ trưa bị người làng đem đi chôn. Tôi chỉ kịp liếc nhìn bố mẹ vài giây rồi chạy đến ẵm lấy nó, xin về nuôi. Bố mẹ tôi bỏ hết đồ đạc lộn ngược 100 cây số, đưa hai mẹ con trở về”, Y Byen nhớ lại ngày định mệnh ấy.

Chẳng suy nghĩ nhiều, chỉ biết cần phải cứu đứa trẻ vì “nó chẳng có tội tình gì”, quyết định đó đã thay đổi cả cuộc đời Y Byen.

Nuôi một đứa trẻ đối với cô gái 16 tuổi sinh ra trong gia đình thuần nông, sống nhờ nương rẫy như Y Byen gần như là chuyện không tưởng. Bản thân cô khi ấy vốn đã phải sống thiếu thốn hơn bạn bè, họ ăn cơm sáng, cô ăn sắn, họ ngậm kẹo, cô phải ngậm đá cho đỡ thèm.

Cô gái Tây Nguyên chưa chồng, cứu hai đứa trẻ sắp bị chôn sống về nuôi - Ảnh 3

16 tuổi, Y Byen quyết định bước trên con đường đầy chông gai khi nhận nuôi một đứa bé sắp bị chôn sống 

 Thế nhưng Y Byen vẫn là một người mẹ trên cả tuyệt vời. Bố mẹ bận lên rẫy, cô và anh trai thay phiên nhau trông em bé. Buổi sáng cô đi học, buổi chiều ẵm con, còn tối thì đi móc mủ cao su kiếm tiền mua sữa.

Y Byen đặt tên cho con là Y Song, mang ý nghĩa “chúa trời cho” và xem đó như món quà quý giá thượng đế ban tặng. Mỗi cuối tuần, cô ẵm con đi chăn bò thuê với tiền công 10.000 đồng/ buổi, trong đó, 6.000 đồng để mua sữa bò, còn 4000 đồng thì bỏ heo sau này lấy tiền đóng học cho con.

Bữa ăn của con quá thiếu thốn, Y Byen lại nhờ người trông hộ, tranh thủ xuống mương mò cua, bắt ốc về nấu cháo. Cả tuổi trẻ của cô xoay quanh đứa trẻ cùng những mối lo cơm, sữa. Thậm chí, cô còn từng từ chối một suất học trên thành phố do địa phương trao tặng để ở nhà chăm con.

“Chị không biết đâu, có người hỏi “Y Byen không thấy xấu hổ à? Bằng tuổi mày bọn nó đi tập hát, tập múa, còn mày cứ chăn bò, nuôi con”. Con gái ai chẳng thích hát, tôi cũng thế nhưng có con thì đi làm sao được. Đến học còn phải bỏ nữa là… ”, Y Byen ngập ngừng.

Cô gái Tây Nguyên chưa chồng, cứu hai đứa trẻ sắp bị chôn sống về nuôi - Ảnh 4

Việc làm cao cả của cô gái Tây Nguyên được ca ngợi hết lời 

 Con trai đầu lòng của Y Byen lớn lên từ những hộp sữa bò 6.000 đồng và nước cơm trắng, 7 tháng đã phải tập ăn cơm nhá nhưng vẫn cứng cáp, khỏe mạnh lạ thường. Đến giờ, Y Song đã 14 tuổi, bản lĩnh, tự lập, biết giúp ông bà làm việc nhà và biết nói với mẹ những lời yêu thương.

14 năm ấy cũng là 14 năm Y Byen học cách làm một bà mẹ thực sự. Cô đau lòng khi con hỏi: “Con không có bố à mẹ?”, phiền muộn khi con ngây ngô thắc mắc: “Sao nhà mình ai cũng đẹp mà con xấu thế?”…

Y Byen hiểu, làm mẹ không chỉ là cho con cái ăn, cái mặc mà còn phải truyền cho con niềm tin sống, dạy con cách làm người, giúp con có bản lĩnh vượt qua những mặc cảm khi mai này biết sự thật từng bị ruồng bỏ bởi hủ tục lạc hậu.

Vợ mất chồng, con vừa sinh đã thành trẻ mồ côi: Nỗi đau người ở lại sau tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều gia đình. Ngoài thiệt hại lớn về tài sản, tai nạn giao thông còn để lại nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại.

TIN MỚI NHẤT