Từ 6h sáng 30/9, AQI tại Hà Nội lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tính đến 11h30 cùng ngày, Hà Nội vẫn đang "dẫn đầu" thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức 217.
- Dự báo thời tiết 26.5: Hà Nội vẫn nắng cháy da trước khi đón mưa dông
- Chi tiết thời tiết từ nay đến hết dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5
Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí kéo dài, kể từ ngày 13/9. Tổ chức Air Visual đưa Thủ đô Việt Nam vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, ở vị trí đầu tiên, khi mà chỉ số AQI luôn trên 200 nhiều ngày liên tiếp.
Đặc biệt, từ 6h sáng 30/9, AQI tại Hà Nội lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tính đến 11h30 cùng ngày, Hà Nội vẫn đang "dẫn đầu" thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức 217.
Theo Air Visual, 3 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí đáng báo động tại Hà Nội bao gồm: 556 Nguyễn Văn Cừ (AQI: 285), đường Tây Hồ (AQI: 237). đường Tô Ngọc Vân (AQI: 211). Tất cả các vị trí này đều cho ra chỉ số AQI trên 200, mức độ cảnh báo rất có hại cho sức khỏe con người.
Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, từ 2 -5h sáng là thời điểm bụi mịn PM2.5 tăng cao, ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Từ cuối buổi sáng đến chiều, chất lượng không khí được cải thiện. Cũng theo ông Tùng, Hà Nội cần một trận mưa giông diện rộng hoặc gió mùa mới có thể cải thiện được chất lượng không khí hiện nay.
Một số chuyên gia môi trường nhận định, nguyên nhân của đợt ô nhiễm không khí hiện nay tại Hà Nội là do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng như tình trạng đốt rơm rạ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, kèm theo đợt đốt vàng mã vào ngày đầu tháng.
Thêm vào đó, quá tải dân số, các đại công trường với hàng loạt các dự án xây dựng nhà ở, giao thông, các nguồn thải bên ngoài theo hướng gió đặc biệt là từ các nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ các nước láng giềng cũng là nguyên nhân tạo nên một lớp bụi siêu mịn bao phủ toàn thành phố.
"Chúng tôi khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm, các trường học hạn chế hoạt động ngoài trời. Người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng bởi quá trình tập thể dục, việc thở gấp sẽ khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn, gây tác động nghiêm trọng hơn. Tập thể dục buổi sáng ô nhiễm hại nhiều hơn lợi.
Sau khi ở ngoài trời về người dân nên xúc miệng, rửa mắt mũi và các bề mặt da tiếp xúc bằng xà bông. Đóng các cửa lưu thông với bên ngoài. Để giảm thiểu ô nhiễm, người dân không sử dụng bếp than, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân bằng việc dùng phương tiện công cộng và không hút thuốc lá" - chuyên gia đến từ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - Green ID (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây nên 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu của Việt Nam. Vấn đề sức khỏe thường gặp là những loại bệnh về đường hô hấp như viêm đường hô hấp cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, hen, các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Cũng theo WHO, năm 2016, Việt Nam có khoảng 34.232 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí. Trong đó có 11.189 ca đột quỵ; 3.845 ca viêm đường hô hấp dưới; 2.423 ca ung thư phổi, phế quản, khí quản; 10.741 ca thiếu máu tim cục bộ và 5.034 ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.