Người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý những điều sau để đảm bảo quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh thời điểm cuối năm.
- Hành trình truy lùng gã đàn ông U60 làm bé gái 14 tuổi mang thai
- Gia đình có 8 cô con gái ở Quảng Trị: 2 người có bằng Thạc sĩ và 6 người nhận bằng cử nhân sư phạm, kinh tế
1. Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện; người kết thúc thời gian hưởng chính sách hộ nghèo, cận nghèo, thất nghiệp, nghỉ ốm cần thực hiện gia hạn thẻ bảo hiểm y tế.
Người bệnh chủ động đóng tiền gia hạn thẻ ít nhất 10 ngày trước khi hết hạn thẻ. Người bệnh/người nhà cần tới đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất. Trường hợp không thể đến trực tiếp, người bệnh có thể đóng tiền gia hạn trực tuyến.
Người dân cần nhớ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế để không ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh thời điểm cuối năm. Ảnh minh họa
2. Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Người bệnh khám, chữa bệnh đúng tuyến cần xin lại giấy chuyển tuyến để được hưởng BHYT đúng tuyền.
Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 năm dương lịch, mà đến hết ngày 31/12 năm dương lịch người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó. Sang năm dương lịch mới, người bệnh cần xin lại giấy chuyển tuyến để được hưởng BHYT theo đúng tuyến.
Trong lần khám/điều trị đầu tiên của năm mới (sử dụng giấy chuyển tuyến mới), khi làm thủ tục hành chính (đối với người đi khám) hoặc khi thanh toán ra viện (đối với người bệnh nội trú), người bệnh cần photo giấy chuyển tuyến đã có dấu giám định BHXH để sử dụng cho các lần khám/điều trị tiếp theo trong năm.
Người bệnh đang được hưởng quyền lợi BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần lưu ý vào thời điểm cuối năm.
Nếu người bệnh không còn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo khi bước sang năm tiếp theo, người bệnh cần tham gia ngay BHYT hộ gia đình ít nhất 10 ngày trước khi kết thúc năm để không gián đoạn BHYT khi đi khám/điều trị.
4. Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Đối tượng: Người đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền khám, chữa bệnh cùng chi trả trong năm (đúng tuyến) lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, đã làm hồ sơ đề nghị và được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
Giấy chứng nhận có giá trị đến hết ngày 31/12 của năm được cấp hoặc ngày hết hạn thẻ BHYT (người bệnh cần gia hạn thẻ BHYT để được hưởng quyền lợi đến hết năm).
Người bệnh gia hạn BHYT kịp thời để không bị gián đoạn quyền lợi hưởng BHYT
Khi bắt đầu năm dương lịch mới và có giấy chuyển đúng tuyến, người bệnh được chi trả BHYT theo mức hưởng của thẻ BHYT (80% hoặc 95%). Để được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm tiếp theo, người bệnh cần đạt đủ các điều kiện nêu trên và làm lại hồ sơ đề nghị với cơ quan BHXH quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố.