Tác dụng của uống nước, nhiều hay ít, bạn đã biết hết chưa?

Vào bếp 02/10/2019 14:51

Nước chiếm đến 70% cơ thể, con người không thể sống thiếu nước. Bạn cần biết cụ thể tác dụng của uống nước để tập cho mình thói quen uống nước đúng cách, hiệu quả.

tac-dung-cua-uong-nuoc-1
Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của nước đối với con người

Nước là một phần tất yếu của cuộc sống và ngay cả đối với sự tạo thành, phát triển và duy trì sức khỏe cũng như vậy. Nước góp phần trong mọi cấu tạo nên các bộ phận, các hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất… Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.  Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết... Vậy tác dụng của uống nước mang lại những lợi ích gì cho cơ thể.

tac-dung-cua-uong-nuoc-2
Nước là thành phần chính và quan trọng trong cấu tạo các cơ quan - Ảnh minh họa: Internet

Như chúng ta biết Nước là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%... Không những thế nước còn giúp:

- Ổn định thân nhiệt.

- Làm nhiệm vụ chuyên chở chất dinh dưỡng và Oxy đi nuôi tế bào.

- Giúp quá trình chuyển hóa và trao đổi chất tạo ra dinh dưỡng cho cơ thể.

- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ Tiết Niệu, Da, Ruột, hơi thở.

- Giảm ma sát và va chạm, tạo lớp màng bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể.

- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru.

- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, hạn chế tình trạng dị ứng, ho khan.

- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.

Cơ thể sẽ thế nào khi không uống đủ nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ dần xuất hiện các biểu hiện sau:

- Mệt mỏi, buồn ngủ, tinh thần kém tỉnh táo. Thậm chí có thể gây nhức đầu, dễ choáng, cơ bắp mệt mỏi.

tac-dung-cua-uong-nuoc-3
Thiếu nước khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải - Ảnh minh họa: Internet

- Ít tiểu tiện. Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thực phẩm.

- Khô và ngứa da vì các tế bào da không có nước, tóc yếu, dễ gãy rụng. Sắc đẹp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng khi da khô, nhăn nheo…

tac-dung-cua-uong-nuoc-4
Sức khỏe và nhan sắc đều bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu nước - Ảnh minh họa: Internet

 - Dễ bị nổi mụn trứng cá, kích ứng gây ngứa.

- Mũi khô, dễ kích ứng, chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương. Chảy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.

- Phát hiện hoặc dễ tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Rất dễ gặp bệnh lý về sỏi Thận.

Nếu thiếu nước trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng... Nhiều người dùng tiêu chuẩn "khát" để uống nước. Đây là dấu hiệu không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Vì ở người cao tuổi hoặc một số bệnh lý, cảm giác khát giảm đi trong khi nhu cầu về nước không giảm. Vì thế, cần uống nước đủ và đều dù ta có khát hay không. Có thể quan sát màu của nước tiểu để biết thiếu nước. Nếu nước tiểu trong sáng là có đủ nước; vẩn đục màu vàng là dấu hiệu của thiếu nước.

Uống nước đúng cách

Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể mỗi người cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2 - 2,5 lít nước/ngày.

- Ví dụ một người nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít.

tac-dung-cua-uong-nuoc-5
Uống nước đủ, đúng nhu cầu, uống từ từ - Ảnh minh họa: Internet

Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150 - 200ml. Trước bữa ăn khoảng 30 phút nên uống một ít nước, vì sau khi uống 10 -15 phút, nước đã được tống khỏi dạ dày vào Ruột non và thấm vào máu. Sau những bữa ăn bình thường không uống nước ngay mà để sau khoảng 30 - 40 phút, vì uống nhiều nước ngay sau bữa ăn sẽ pha loãng hoặc giảm hoạt tính của các men tiêu hóa thức ăn (trừ những bữa ăn có chất nhiều kích thích, ăn thức ăn khô, thức ăn nhiều mỡ).

Nhu cầu uống nước tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách dung nạp cũng khác nhau. Nhưng uống nước đúng cách đều đặn giúp đào thải độc tố, duy trì sức khỏe và năng lượng sống mỗi ngày. Dưới đây là lịch uống nước phù hợp bạn có thể tham khảo của các chuyên gia dinh dưỡng:

- 6h - 7h (hoặc bất cứ lúc nào sau khi bạn vừa thức dậy): Uống nước sau khi ngủ dậy sẽ đánh thức và làm ấm cơ thể, uống trước buổi ăn sáng cũng làm giảm lượng calo hấp thu trong ngày

- 8h - 9h: Uống một ly nước để bắt đầu buổi làm việc

- 11h30: Uống nước trước 30 phút bắt đầu bữa ăn trưa

- 13h - 13h30: Uống sau bữa ăn để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

- 15h: Uống nước lúc này để thư giãn tinh thần và tiếp tục cấp nước cho cơ thể.

- 17h: Thời điểm uống nước này sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, tránh ăn nhiều vào bữa tối

- 20h: uống nước sau bữa ăn tối và trước khi tắm 30 phút

- 21h - 22h: Uống nước trước khi đi ngủ 30p sẽ đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, góp phần tái tạo tế bào và hỗ trợ các cơ quan hoạt động buổi đêm.

- Nếu tập luyện thể dục thể thao nên uống thêm một cốc nước sau 30 phút tập luyện để cấp nước nhanh chóng.

Tác dụng của uống nước nhiều

Tác dụng của uống nước là không thể phủ nhận, nhưng cần uống đủ và đúng cách vì nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước. Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng về tác dụng của việc uống nhiều nước, họ cho rằng uống càng nhiều nước thì sẽ tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, và họ đã uống quá nhiều nước (có thể 3 thậm chí 4 - 5 lít/ngày).

Thực ra khi uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho Thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng. Những người bị tăng huyết áp uống nhiều nước rất nguy hiểm. Các bệnh lý nên uống nước vừa phải và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn như: 

- Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân không nên uống quá nhiều nước.

- Nếu có bệnh Thận, uống nước nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Không nên uống quá nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch Acid Hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.

- Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

Tác dụng của uống đủ nước với da

tac-dung-cua-uong-nuoc-6
Khi đủ nước bạn không chỉ có cơ thể khỏe mạnh mà còn có làn da đẹp, săn chắc - Ảnh minh họa: Internet

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Bởi khi uống nhiều nước sẽ làm đầy các tế bào. Nhờ vậy mà da mặt trở nên căng minh hơn cụ thể là khi da được cung cấp đủ nước sẽ giúp:

- Dưỡng ẩm cho da

- Ngăn ngừa nếp nhăn

- Làm sạch, thải độc cho da

- Giảm mụn

- Làm săn chắc làn da

- Chống lão hóa

- Duy trì tính đàn hồi của da

- Ngăn ngừa nhiễm trùng da

Tác dụng của uống đủ nước với Gan

Tác dụng của uống nước, có thể có vô vàn tác dụng, quan trọng không kém đó là cải thiện chức năng Gan. Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ diễn ra tốt hơn, ngược lại lượng nước trong cơ thể thấp sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ.

tac-dung-cua-uong-nuoc-7
Cơ thể đủ nước giúp điều hòa và ổn định chức năng Gan - Ảnh minh họa: Internet

Nếu không có đủ nước, các chức năng của Thận sẽ hoạt động không hiệu quả, đầy đủ và quá tải cho cơ chế hoạt động của Thận và Gan sau đó. Trong khi đó chức năng chính của Gan là chuyển hóa các chất béo, khi phải đảm nhận thêm vai trò của Thận, hiệu suất của chức năng chính bị giảm xuống.

Đó là nguyên nhân khiến bạn tăng cân khi thiếu nước. Thậm chí không chỉ giảm vài cân, bạn sẽ ít nhất có một lá Gan khỏe mạnh nếu uống đủ nước.

Tác dụng của uống nước ấm

Chúng ta đã biết tác dụng của việc duy trì uống nước thường xuyên và đúng cách. Tuy nhiên, ít người nhận thức được lợi ích của việc uống nước ấm thường xuyên.

tac-dung-cua-uong-nuoc-8
Nước ấm là liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

- Nước ấm là biện pháp tuyệt vời hỗ trợ toàn bộ hệ tiêu hóa. Uống khi thức dậy giúp đả thông mạch máu, tiêu hóa trơn tru, thải độc cơ thể... Uống nước ấm giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Ngoài ra, thói quen này còn giúp cải thiện nhu động Ruột và phòng ngừa táo bón. Uống một ly nước ấm vào buổi sáng là cách khởi động cơ thể sau một đêm dài tuyệt vời nhất.

- Nước ấm giúp phá vỡ chất béo thừa tích tụ trong cơ thể.

- Một trong những lý do bạn nên uống nước ấm thường xuyên là nước ấm cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Điều này cho phép cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Uống nước ấm hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vào mùa nóng thì nên uống nước mát, còn vào mùa lạnh thì uống nước ấm. Các bác sĩ có lời khuyên không uống nước đá hay nước quá nóng trên 45oC để tránh ảnh hưởng đến lớp men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, Thực Quản, Dạ Dày.Ngoài ra, uống nước lạnh rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp, bệnh Gút, bệnh về Bàng Quang, viêm Họng mãn tính, có thể gây tái phát các bệnh này.

Mùa thu này, hãy bỏ ra 1 phút thải độc cho gan bằng 5 loại nước quen thuộc, cực dễ làm

Mùa thu là thời điểm thải độc cho gan rất tốt bởi có rất nhiều thứ rau, quả ngọt có công hiệu thải độc cơ thể nhưng chẳng phải ai cũng biết mà tận dụng.

TIN MỚI NHẤT