Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn công bố số liệu rất cao, xấp xỉ cùng kỳ năm có số ca mắc và tử vong vì căn bệnh này cao nhất từ trước đến nay.
- Vụ trẻ vặn tay ga làm xe lao về phía trước: Lời cảnh tỉnh từ các chuyên gia về tai nạn nghiêm trọng
- Tuyên Quang: 2 bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng sau khi bị côn trùng đốt
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thông tin trên Báo Dân Trí cho biết, qua số liệu báo cáo tổng hợp, đến ngày 14/5 địa phương ghi nhận hơn 7.260 ca sốt xuất huyết.
Lượng bệnh này xấp xỉ cùng kỳ năm 2022 - năm có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao và số tử vong cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 31/3, UBND TP.HCM đã ra văn bản số 1219 chỉ đạo các Sở ban ngành, địa phương chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết, trước các tháng cao điểm năm 2023.
Sở Y tế TPHCM đề nghị tất cả 22 quận huyện, TP Thủ Đức tiếp tục triển khai các chỉ đạo của UBND TPHCM và thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) về giám sát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết; tiếp tục quản lý, cập nhật và xử lý triệt để các điểm nguy cơ. Trong đó mỗi gia đình, mỗi người dân hàng ngày phải dành thời gian ít nhất 15-30 phút truy tìm các ổ lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà để xử lý triệt để.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong.
Cho đến nay, bệnh chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên biện pháp phòng chống chủ yếu là diệt muỗi và diệt lăng quăng.
Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài, người dân cần:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.