TP HCM: Dịch COVID-19, sốt xuất huyết đang chuyển biến MỚI, làm gì để phòng bệnh?

Tin y tế 11/05/2023 10:21

Hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, khí hậu ẩm ướt, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bên cạnh đại dịch COVID-19, đặc biệt ở trẻ em.

Theo thông tin từ Đảng bộ TP HCM, từ 16h ngày 9/5 đến 16h ngày 10/5 Trung tâm kiểm soát bệnh cho biết TP.HCM ghi nhận 178 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 55 ca nhập viện. Trong ngày cũng đã có 85 ca xuất viện. Cả nước ghi nhận 2.507 ca mắc Covid-19.

TP HCM: Dịch COVID-19, sốt xuất huyết đang chuyển biến MỚI, làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 1
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM ngày 10.5 - Ảnh: Báo Thanh niên

Thống kê tại các bệnh viện ở TP.HCM, hiện tại đang điều trị 423 ca mắc Covid-19, trong đó có 152 ca cần hỗ trợ hô hấp, 27 ca thở máy xâm lấn, 21 ca là trẻ em dưới 16 tuổi và 11 ca là phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có 1.870 ca nghi ngờ Covid-19 đang cách ly tại nhà. Từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM đã có 3.673 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Theo nguồn tin từ báo Thanh niên, thời điểm này TP.HCM đã xuất hiện những cơn mưa, bệnh cạnh dịch bệnh Covid-19 thì dịch bệnh sốt xuất huyết cũng được báo động. Dịch sốt xuất huyết gia tăng ở các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Nai,…

TP HCM: Dịch COVID-19, sốt xuất huyết đang chuyển biến MỚI, làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 2
Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng cao - Ảnh: Internet

Ngày 10/5, TP.HCM phát hiện 22 ca mắc sốt xuất huyết, nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn là 7.437 ca.

Từ đầu năm đến ngày 10/5/2023 toàn TPHCM có hơn 7.400 trường hợp mắc SXH (tổng số ca bệnh tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước). Trung bình mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thành phố tiếp nhận khoảng 16 ca nhập viện.

Hiện tại, các bệnh viện tại TP.HCM đang điều trị 98 ca sốt xuất huyết, trong đó có 44 ca là người lớn và 54 ca là trẻ em. Có 7 ca nặng theo định nghĩa của Bộ Y tế, trong đó 1 ca thở máy xâm lấn, 1 ca lọc máu.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ trẻ khi sốt xuất huyết vào mùa

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

TP HCM chủ động các công tác phòng chống dịch bệnh: chủ động thông tin về các biện pháp phòng, chống SXH và các biện pháp chế tài đối với những tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế hoặc Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương. Giám sát vệ sinh môi trường tại các trạm trung chuyển chất thải lớn của TP. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện.

TP HCM: Dịch COVID-19, sốt xuất huyết đang chuyển biến MỚI, làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 3
Nước dưới một con kênh ô nhiễm trên địa bàn TP HCM ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ sốt xuất huyết - Ảnh: Internet

Sốt xuất huyết diễn biến khá nhanh, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, tổn hao đáng kể chi phí y tế, thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh. Mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ muỗi vằn xung quanh gia đình, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời.

Ngành y tế TP.HCM vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm như Covid-19, sốt xuất huyết và các bệnh mới nổi khác.

Nóng: Ngày 10/5, ca mắc COVID-19 mới tăng lên 2.507, 132 ca thở máy

Ngày 10/5: Ca mắc COVID-19 mới tăng lên 2.507, hơn 400 ca so với ngày trước đó.

TIN MỚI NHẤT