Theo CDC Mỹ và WHO, virus đã trở nên ‘khỏe hơn’ và thế giới cần có những cách ứng phó mới trong trận chiến chống lại COVID-19.
- 7 trường hợp nhiễm cùng một lúc hai biến thể Alpha và Delta được phát hiện tại Bangkok, Thái Lan
- Báo động: Biến thể Delta Plus đã xuất hiện tại 11 quốc gia, khả năng lây lan rất mạnh
Theo thông tin của tờ Reuters, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, cuộc chiến chống COVID-19 đã thay đổi vì biến thể Delta dễ lây lan, vì vậy cần phải có đề xuất những biện pháp ứng phó mới để chống lại virus.
Một tài liệu nội bộ của CDC Mỹ cho biết, biến thể Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ và hiện đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Biến thể này có khả năng lây lan như bệnh thủy đậu và sức lây mạnh hơn nhiều so với cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Ngay cả những người đã tiêm vaccine COVID-19 thì vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và gây ra bệnh nặng hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đó.
Theo các nghiên cứu, biến thể Delta yêu cầu thế giới cần chuẩn bị cách tiếp cận mới để giúp công chúng hiểu được mối nguy hiểm này. Trong đó, người dân cần phải hiểu rằng những người chưa được tiêm vaccine sẽ có nguy cơ ốm nặng hoặc tử vong cao hơn gấp 10 lần so với những người đã được tiêm phòng.
Các biện pháp để phòng ngừa được khuyến nghị bao gồm bắt buộc tiêm vaccine đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để bảo vệ những người dễ bị tổn thương và áp dụng trở lại quy định đeo khẩu trang toàn cầu.
Theo thông tin CDC Mỹ cho biết, thống kê đến ngày 26/7, có khoảng 6.587 người Mỹ nhiễm COVID-19 sau khi được tiêm chủng đầy đủ và phải nhập viện hoặc đã tử vong và ước tính có khoảng 35.000 người nhiễm COVID-19 có triệu chứng mỗi tuần ở Mỹ.
Ở những nước khác trên thế giới chưa có nhiều người được tiêm chủng thì biến thể Delta đã khiến tỷ lệ tử vong và nhập viện tăng cao. Ngay cả các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới, số ca mắc COVID-19 vẫn tăng lên. Mặc dù vaccine phòng dịch giúp giữ cho tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất thế nhưng nền dân số chung vẫn dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người từ chối tiêm vaccine. Ông Trump là cựu tổng thống Mỹ duy nhất quyết không tham gia vào các chiến dịch khuyến khích tiêm vaccine COVID-19.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hệ thống y tế ở nhiều quốc gia hiện đang bị quá tải: "Những thành quả chúng ta mất rất nhiều công sức mới giành được đang gặp nguy hiểm hoặc đã bị mất".
Bên cạnh, ông Mike Ryan - Chuyên gia hàng đầu của WHO cũng cho biết, vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong: "Chúng ta đang chống lại cùng một loại virus nhưng một biến thể của virus đã trở nên khỏe hơn".
Theo ghi nhận, còn gần 1/3 người trưởng thành ở Mỹ vẫn chưa tiêm mũi vaccine mũi đầu tiên. Còn tại Anh - một trong những quốc gia tiêm vaccine COVID-19 nhanh nhất thế giới, biến thể Delta đang gây ra sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm COVID-19 trong những tháng gần đây.
Mới đây, một hội đồng tư vấn cho chính phủ Anh cho biết khả năng bảo vệ khỏi vaccine có thể sẽ suy yếu theo thời gian, có nghĩa là các chiến dịch tiêm chủng có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm.