Nóng: WHO họp khẩn, bàn về việc kết thúc đại dịch COVID-19

Tin y tế 02/05/2023 10:43

WHO cho biết sẽ bàn về tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng đồng thời đưa ra các khuyến nghị tạm thời.

Theo thông tin từ Báo Người Lao Động, trong thông cáo báo chí phát đi hôm 2-5 (giờ Việt Nam), WHO cho biết cuối cuộc họp, Ủy ban khẩn cấp COVID-19 sẽ tư vấn cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc liệu đại dịch COVID-19 có còn cấu thành Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không.

EC IHR COVID-19 cũng có nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị tạm thời cho WHO và các quốc gia thành viên.

Tuyên bố chính thức sẽ được WHO chia sẻ với giới truyền thông.

Nóng: WHO họp khẩn, bàn về việc kết thúc đại dịch COVID-19 - Ảnh 1

Cuộc họp khẩn cấp hôm 30-1-2020 của WHO, ngày mà Tổng Giám đốc WHO và Ủy ban khẩn cấp đồng thuận coi COVID-19 (lúc đó được gọi là 2019-nCoV hay "virus corona mới") là một PHEIC

EC IHR COVID-19 đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 22 và 23-1-2020. Vào 30-1-2020, sau cuộc họp thứ hai, Ủy ban đã thông báo cho Tổng Giám đốc WHO rằng sự bùng phát của COVID-19 đã cấu thành một PHEIC.

Tiến sĩ Tedros đã chấp nhận lời khuyên của Ủy ban và tuyên bố COVID-19 là PHEIC vào ngày 30-1-2020.

 

Việc WHO coi một dịch bệnh là PHEIC hay không có ảnh hưởng về mặt pháp lý đến các nước thành viên, bao gồm các khuyến nghị và quy định y tế, cũng như trách nhiệm san sẻ nguồn lực toàn cầu.

Chấm dứt PHEIC cũng là nền tảng để các quốc gia thành viên "hạ cấp" COVID-19, xem nó như một bệnh truyền nhiễm thông thường (dịch bệnh lưu hành) thay vì một đại dịch.

Theo Báo Người Đưa Tin trước đó, Các vắc-xin được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của WHO, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Nóng: WHO họp khẩn, bàn về việc kết thúc đại dịch COVID-19 - Ảnh 2

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Internet

Theo đó, Cục Y tế dự phòng hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vắc-xin bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng như sau:

Trẻ sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B.

Trẻ < 1 tuổi: Vắc-xin BCG, bOPV, DPT-VGB-Hib, IPV, Sởi.

Trẻ 1 - 5 tuổi: Vắc-xin viêm não Nhật Bản B.

Trẻ 18 - 24 tháng: Vắc-xin sởi-rubella, DPT.

Phụ nữ có thai: Vắc-xin uốn ván.

Sự kiện - Bộ Y tế: Những đối tượng tiêm chủng vắc-xin bắt buộc

Hướng dẫn xác định đối tượng tiêm chủng vắc-xin bắt buộc.

Cũng tại văn bản này, Cục Y tế dự phòng cho biết đối tượng, lịch tiêm chủng các vắc-xin khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới bao gồm:

 

Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: Vắc-xin IPV mũi 2 (vắc-xin này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ).

Trẻ 7 tuổi: Vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 07 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.

Trẻ dưới 1 tuổi: Vắc-xin Rota.

Các vắc-xin được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) đại dịch Covid-19 là thách thức đối với tất cả các quốc gia, nhưng với sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ cùng với những nỗ lực của cộng đồng tại Việt Nam đã giúp bảo vệ cuộc sống của người dân, duy trì phát triển kinh tế xã hội.

Mua sáp tẩy lông vùng kín trên mạng, cô gái 19 tuổi 'gặp họa' phải nhập viện cấp cứu

Sau khi sử dụng phương pháp theo hướng dẫn trên mạng, cô gái đã bị loét da nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT