Đảm bảo thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, bạn chắc chắn không phải lo lắng nếu quá hẹn lịch tái khám cũng như kết quả của quá trình niềng răng.
- Vaccin Pfizer và Moderna có hiệu quả thế nào sau vài tháng tiêm chủng?
- 'Điểm mặt, chỉ tên' 9 loại vaccine ngăn ngừa bệnh tật đã thay đổi vận mệnh của nhân loại
Theo BS Nguyễn Thanh Tuấn (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội), thời gian vừa qua, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội trong 2 tháng. Quãng thời gian này không quá dài nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả chỉnh nha, trong đó có niềng răng. Mặc dù vậy, phòng khám nơi anh làm việc cũng tiếp nhận khá nhiều những trường hợp niềng răng bị rơi mắc cài, gãy dây cung, đứt chun... do không tái khám đúng hẹn.
"Tuy nhiên đây là những vấn đề nhỏ, không đáng quan ngại lắm với người đang thực hiện chỉnh nha", BS Tuấn khẳng định. Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, việc không tái khám đúng lịch khiến nhiều người đang thực hiện niềng răng cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi "các lực chỉnh nha có thể làm răng bị di chuyển quá mức hoặc bị giảm bớt lực làm chậm quá trình di chuyển răng".
Để niềng răng đẹp, tháo niềng đúng thời hạn, tái khám là điều bắt buộc
BS Tuấn khẳng định, muốn sớm có kết quả niềng răng tốt nhất, tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ là điều vô cùng quan trọng. Ai cũng nên nắm rõ điều này. Tuy nhiên trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều người e ngại không đi tái khám cũng là điều dễ hiểu.
"Tốt nhất bạn nên giữ liên lạc thường xuyên với nha sĩ khi phát hiện tình trạng bất thường hoặc xác định có một vấn đề nào đó xảy ra khi niềng răng trong thời gian này", BS Tuấn chia sẻ.
Muốn sớm có kết quả niềng răng tốt nhất, tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ là điều vô cùng quan trọng.
Ngay khi được nới lỏng giãn cách xã hội, chuyên gia khuyên, bạn nên sắp xếp tái khám sớm để khắc phục các vấn đề xảy ra khi niềng răng. Việc tái khám sớm thì vấn đề càng sớm được khắc phục và bạn không còn mối bận tâm lo lắng.
Thế nên, hiện tại đang là thời điểm cho những bạn đang trong hành trình niềng răng cũng như gặp các vấn đề khác ở răng miệng cần được giải quyết. Tránh để việc thăm khám cũng như tái khám nha sĩ bị trì hoãn quá lâu vì càng để lâu càng dẫn đến tình trạng khó giải quyết, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn.
Ngoài ra, khi niềng răng cần tuân thủ những gì để tránh ảnh hưởng kết quả?
Theo BS Tuấn, khi niềng răng, bạn cần tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhai các đồ ăn phù hợp, hạn chế ăn các đồ cứng hoặc quá dẻo, miếng thức ăn to... vì dễ gây rơi mắc cài, đứt dây cung, đứt chun... Tốt nhất nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp, ba tê, các loại nước sinh tố, hoặc trái cây mềm, cơm cũng là thực phẩm mềm rất tốt. Thức ăn nên cắt thành những miếng nhỏ, nhai thật chậm rãi. Việc nhai chậm cũng là bí quyết để bạn không bị những cơn đau điếng người khi đang thưởng thức những đồ ăn ngon.
Khi tái khám, các vấn đề phát sinh trong niềng răng sẽ được bác sĩ xử lý, điều chỉnh.
"Bạn không cần quá lo lắng cho sức khỏe răng miệng trong thời gian giãn cách xã hội. Khi tái khám, các vấn đề phát sinh sẽ được bác sĩ xử lý, điều chỉnh", BS Tuấn khẳng định.
Do đó, ngay khi hết giãn cách xã hội, chậm tái khám hoặc tình trạng niềng răng của mình đang có vấn đề, đừng quên liên hệ ngay nha sĩ để được giải quyết, tránh vấn đề nhỏ làm ảnh hưởng cả hành trình to. Ngoài việc thăm khám trực tiếp, bạn cũng nên giữ liên lạc với nha sĩ qua online để sức khỏe răng miệng của mình luôn được đảm bảo.
Chuyên gia cũng khuyên, không chỉ với người đang thực hiện niềng răng mà bất cứ ai cũng cần duy trì thói quen vệ sinh răng đều đặn ít nhất 2 lần đánh răng mỗi ngày, súc miệng sau khi ăn vặt, sau bữa ăn chính. Đây là thói quen vệ sinh răng miệng tối thiểu nên duy trì hàng ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn có được hàm răng khỏe đẹp hơn so với những người không duy trì đánh răng cũng như súc miệng đều đặn.
Không chỉ với người đang thực hiện niềng răng mà bất cứ ai cũng cần duy trì thói quen vệ sinh răng đều đặn.
Với người thực hiện niềng răng cần đặc biệt chú ý sau khi ăn đồ ngọt. Khi bạn ăn đồ ngọt, do mắc cài sẽ lưu các đồ ngọt này lên răng nên nguy cơ dẫn đến sâu răng. Bạn cần chải răng ngay sau đó.
Ngoài đánh răng kiêm súc miệng, BS Tuấn khuyên, mọi người nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước... hàng ngày, sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp làm sạch mảng bám tại kẽ răng và giúp bạn dễ dàng lấy mảng bám mà không gây thưa răng, chảy máu chân răng như thói quen dùng tăm xỉa răng thông thường vẫn làm.