Nhiều học sinh bị chấn thương thận, tổn thương nội tạng do một số thói quen dễ bị bỏ qua này

Tin y tế 08/02/2023 13:49

Thời gian gần đây, các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân trong độ tuổi đi học đã gặp phải tình trạng chấn thương thận nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo Báo Công an nhân dân thông tin từ ThS.BS Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, Khoa Ngoại Tiết niệu tiếp nhận điều trị một số trường hợp trẻ bị chấn thương thận nặng sau ngã đập vùng thắt lưng vào thành của bậc cầu thang, thành bàn ở lớp học… Sau tai nạn trẻ vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường nên cha mẹ hoặc người chăm sóc dễ chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương nội tạng ở trẻ.

Điển hình là học sinh lớp 3 (Hà Nam) trong lúc chơi đùa tại nhà, vô tình bị trượt chân ngã đập mạnh vùng thắt lưng bên phải vào thành của bậc cầu thang. Sau khi ngã, bé khóc kêu đau vùng thắt lưng bên phải nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, được người nhà xoa dầu và dán cao theo dõi tại nhà.

Nhiều học sinh bị chấn thương thận, tổn thương nội tạng do một số thói quen dễ bị bỏ qua này - Ảnh 1

Các bác sĩ đã điều trị bảo tồn được thận cho bệnh nhi sau chấn thương nặng. Ảnh: Công an nhân dân

Tuy nhiên, 3 ngày sau, bé vẫn liên tục kêu đau, gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện thận phải của trẻ bị chấn thương nặng và ngay lập tức chuyển cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tình trạng của cháu bé lúc nhập viện là sốt cao, bụng chướng, có khối máu tụ lớn sau phúc mạc. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán chấn thương thận phải độ IV, nhu mô bị tách làm 2 phần và tụ máu lớn quanh thận.

Cũng theo VTV News, nhận định, đây là trường hợp chấn thương thận phải nặng, các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Sau khi thống nhất, các bác sĩ quyết định lên kế hoạch điều trị bảo tồn thận cho bệnh nhi, hạn chế tối đa vận động, truyền dịch và theo dõi sát tình trạng mất máu để can thiệp kịp thời, song song với đó là điều trị kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhi.

Hơn 1 tuần điều trị và theo dõi tích cực, tình trạng chảy máu do vỡ thận của trẻ không tăng lên. Sau 2 ngày bệnh nhi được đặt sonde JJ lên bể thận phải để dẫn lưu nước tiểu và máu tụ quanh thận phải, tình trạng sức khoẻ đã cải thiện tốt và được xuất viện.

Nhiều học sinh bị chấn thương thận, tổn thương nội tạng do một số thói quen dễ bị bỏ qua này - Ảnh 2
Hình ảnh thận bị vỡ sau chấn thương. Ảnh: Kinh tế đô thị

 

Chia sẻ trên Báo Kinh tế đô thị, Bác sĩ Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương do lực tác động mạnh từ bên ngoài, chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…

Theo phân loại quốc tế, chấn thương thận được chia làm 5 mức độ :

Độ 1: Đụng dập thận (tổn thương đụng dập tụ máu nông vùng vỏ dưới bao thận)

Độ 2 : Dập thận nhẹ (tổn thương dập vùng vỏ chưa đến vùng tủy thận )

Độ 3 : Dập thận nặng (tổn thương dập vùng vỏ lan tới vùng tủy thận, kèm theo rách đài bể thận)

Độ 4 : Vỡ thận (thận vỡ thành 2 hay nhiều mảnh)

Độ 5 : Tổn thương cuống thận.

Theo bác sĩ Lê Anh Dũng, các dấu hiệu để nhận biết sớm tình trạng chấn thương thận sau tai nạn là trẻ thường cảm thấy đau vùng thắt lưng, chướng bụng và nôn ói, nhất là nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ sậm. Nếu tình trạng chấn thương thận phát hiện muộn trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đái buốt, đái rắt…

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sau chấn thương nếu có các dấu hiệu nghi ngờ chấn thương thận như: Bụng chướng, đau bụng tăng lên, tiểu tiện ra máu, sốt… cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin mới vụ 88 người ngộ độc khi ăn chè đậu trắng: Chưa rõ bao nhiêu người ăn, 1 người đã tử vong

Sau khi được phát chè miễn phí trong dịp Rằm tháng Giêng vừa qua, phát hiện mới nhất đã có 88 người ngộ độc, 1 người đã tử vong.

TIN MỚI NHẤT