Lý do WHO kêu gọi các quốc gia tạm ngưng tiêm liều vaccine thứ 3

Tin y tế 05/08/2021 12:32

Tedros Adhanom Ghebreyesus Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 4/8 đã kêu gọi tất cả các quốc gia tạm thời ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa Covid-19 cho những ai đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến hết cuối tháng 9 tới đây.

Theo thông tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc tạm ngưng này sẽ đảm bảo được các nước trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số đều được tiêm chủng ngừa Covid-19. Tổng giám đốc của WHO cũng nêu rõ: "Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ là nhằm bảo vệ người dân trước biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng có những quốc gia sử dụng hầu hết nguồn cung (vaccine) trên toàn cầu".

Trong khi bà Katherine O'Brien Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vaccine và sinh học của WHO, phát biểu trước báo giới rằng: "Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vaccine đầu tiên và thứ hai".

Lý do WHO kêu gọi các quốc gia tạm ngưng tiêm liều vaccine thứ 3  - Ảnh 1
Một nhân viên y tế được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 của Sinovac, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/10/2020. Ảnh: TTXVN

Với lời kêu gọi của các quan chức WHO được đưa ra trong bối cảnh một số nước đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa Covid-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, vấn đề ở đây chính là do lo ngại về hiệu quả miễn dịch của vaccine trước sự nguy hiểm của biến chủng siêu lây nhiễm Delta. 

Trong khi những tuyên bố trước đó các chuyên gia hàng đầu của tổ chức Y tế thế giới đã nêu rõ ràng quan điểm rằng chưa có các cơ sở khoa học nào cho thấy cần phải tiêm vaccine liều tăng cường để ngừa Covid-19.  Theo WHO, các loại vaccien trong danh sách sử dụng khẩn cấp (Eul) của cơ quan này đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-Cov- 2, nếu người đó đã được tiêm đầy đủ. Do đó, WHO khẳng định những nước giàu có không nên đặt mua thêm vaccine để tiêm lại cho người dân vốn đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi, còn rất nhiều nước vẫn chưa nhận được vaccien.

Tổn giám đốc WHO nhận định khoảng cách toàn cầu về nguồn cung cấp vaccine không được đồng đều và không công bằng. Trong khi, một số nước và khu vực đặt mua hàng triệu liều tăng cường, trước khi các nước khác có nguồn cung cấp vaccine để tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất. Các nhà sản xuất vaccine là Pfizer và Moderna những công ty đang hướng tới việc cung cấp các mũi tiêm chủng cao. Người đứng đầu WHO lại cho rằng họ nên chuyển liều lượng vaccine của mình sang chương trình chia sẻ vaccine COCVAX, chủ yếu là dành cho các nước có thu nhập thấp và nghèo hơn.

Lý do WHO kêu gọi các quốc gia tạm ngưng tiêm liều vaccine thứ 3  - Ảnh 2
Vaccine Covid-19 của Pfizer. Ảnh: Internet

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19. Thời gian tiêm bắt đầu từ ngày 1/7 dành cho lực lượng y tế và người trên 50 tuổi. Trong số những người nhận liều thứ 3 có Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Trước đó ông đã được tiêm hai liều vaccine của Sinovac (Trung Quốc). Israel cũng đã triển khai tiêm liều thứ 3 với vaccine của Pfizer cho người trên 60 tuổi hồi tuần trước, trong đó người tiên phong trong chiến dịch tiêm liều tăng cường này là Tổng thống Isaac Herzog.

Tại Đức, Bộ Y tế đã đề xuất cho nhóm đối tượng người cao tuổi và người dễ bị tổn thương như người suy giảm miễn dịch được tiêm mũi vaccine thứ 3 từ ngày 1/9 tới. Mũi thứ 3 này sẽ sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hoặc của Moderna.

Trong khi đó, Anh dự kiến tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho mọi đối tượng. Thời gian tiêm cũng từ đầu tháng 9 kéo dài đến cuối năm.

Đà Nẵng bất ngời đổi giấy đi đường mới vì có nhiều trường hợp gian dối

Vào ngày 4/8, UBND TP.Đà Nẵng đã có ban hành mẫu giấy đi đường mới, thay thế cho mẫu giấy đang được áp dụng.

TIN MỚI NHẤT