Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 11/2 đến 18h ngày 12/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.981 ca Covid-19.
- Ngày 9/2, Việt Nam ghi nhận 23.956 ca nhiễm COVID-19 mới, Hà Nội dẫn đầu với 2.949 trường hợp
- Người lớn được thoải mái đi chơi, đi du lịch, tại sao chậm cho trẻ đến trường?
Theo Dân Trí, từ 18h ngày 11/2 đến 18h ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 ca bệnh (808 ca cộng đồng; 2.179 ca đã cách ly). Bệnh nhân Covid-19 phân bố tại 502 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (208); Chương Mỹ (197); Nam Từ Liêm (157); Gia Lâm (143); Hoài Đức (139). Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 168.798 ca.
Theo Hà Nội mới, cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 11/2, tại Hà Nội (thống kê tại bệnh viện trung ương và thành phố) đang có hơn 69.000 F0 điều trị; trong đó có hơn 65.000 ca điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm 94,2%).
Ngoài ra, có 639 bệnh nhân khác (thể nhẹ/ không triệu chứng) điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố hoặc của quận/huyện. Hơn 2.800 bệnh nhân (chiếm hơn 4%) bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3). Còn lại 338 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng và tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Trong thời gian tiếp theo, khi mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như: Vận tải, du lịch, giao thương quốc tế…, nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập. Do đó, thành phố tiếp tục theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để bảo đảm việc phục hồi, phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo đảm an ninh y tế.
Để hạn chế số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế đề nghị, các quận, huyện, thị xã tiếp tục tuyên truyền để nâng cao ý thức phòng dịch, người dân nên hạn chế tập trung nơi đông người, nhất là thời gian sau Tết. Đối với các quận, huyện, thị xã có tỷ lệ F0 cao, cần xây dựng kế hoạch kịp thời để tránh tình trạng quá tải ở các tuyến điều trị; đồng thời tăng cường giám sát, mở rộng xét nghiệm tầm soát đối với các đối tượng nguy cơ cao. Ngoài ra, đẩy mạnh tiêm chủng đối với các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều; triển khai chăm sóc hiệu quả F0 điều trị tại nhà…