Bác sĩ phát hiện túi mật bệnh nhân bị viêm nhiều, dính vào các cấu trúc xung quanh, nên chỉ định sử dụng thuốc và mổ cấp cứu.
- Bác sĩ Trương Hữu Khanh bàn về việc học online của trẻ: 'Hư mắt, hư tai hết. Cẩn thận!'
- Những người cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19, cần được khám sàng lọc kỹ
Theo báo Thanh Niên đưa tin, một bệnh nhân nữ (55 tuổi, ngụ TP.HCM) bị đau bụng 3 ngày không hết nên ra tiệm mua thuốc dạ dày uống nhưng tình trạng không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân nhập Bệnh viện Quốc tế Nam Sài Gòn để kiểm tra.
Ngày 29/10, bác sĩ Nguyễn Vũ Quang - Khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện cho biết, khi nhập viện bệnh nhân sốt cao, các dấu hiệu nhiễm trùng tăng. Các bác sĩ phát hiện túi mật bệnh nhân bị viêm nhiều, dính vào các cấu trúc xung quanh nên chỉ định sử dụng thuốc và mổ cấp cứu.
Bệnh nhân được phẫu thuật nội cắt túi mật, ca phẫu thuật diễn ra hơn 1 giờ đồng hồ. Bác sĩ phát hiện bên trong túi mật nữ bệnh nhân này chứa hơn 200 viên sỏi. Hiện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Theo bác sĩ Quang, sỏi túi mật là bệnh lý lành tính song có thể gây cơn đau quặn mật, viêm túi mật cấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong. Bác sĩ Quang khuyến cáo: "Cơn đau quặn mật do sỏi túi mật có thể bị nhầm lẫn với viêm dạ dày, do đó không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc điều trị".
Một số nghiên cứu cho thấy sỏi túi mật to, sỏi túi mật kèm polyp, polyp túi mật làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Hiện, có một số thuốc uống điều trị sỏi túi mật, tuy nhiên tỷ lệ thành chưa cao.
Đến nay, phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên không phải trường hợp nào có sỏi túi mật cũng phải cắt túi mật. Người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa để được tư vấn, phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp.