Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, các gia đình chú ý để đưa con đến các điểm uống tại địa phương.
- Xót xa lời kể của những gia đình công nhân mắc bụi phổi: lao đao chi phí chạy chữa, gia đình mất đi trụ cột, người thân
- Thông tin mới về tình hình sức khỏe của loạt công nhân mắc bệnh bụi phổi: 2 ca trở nặng, bụi dày không thể rửa
Theo thông tin từ Zing News, vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, đã có công văn triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun cho trẻ em đợt 1 được thực hiện trong tháng 6 trên phạm vi toàn quốc.
Trong đó, tại 22 tỉnh miền núi khó khăn, mỗi trẻ 6-59 tháng được uống 1 liều vitamin A, trẻ 24-59 tháng được tẩy giun định kỳ.
Tại 41 tỉnh, thành phố còn lại, trẻ em 6-35 tháng tuổi được uống 1 liều vitamin A.
Căn cứ điều kiện thực tế, Bộ Y tế yêu cầu xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động tổ chức chiến dịch phù hợp, đảm bảo tất cả trẻ em trong độ tuổi được bổ sung vitamin A và tẩy giun theo hướng dẫn.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương chủ trì xây dựng kế hoạch phân bổ thuốc tẩy giun và hướng dẫn chuyên môn để triển khai thực hiện hoạt động tẩy giun cho trẻ em trong chiến dịch.
Theo cơ quan này, vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em 6-54 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc (mỗi năm có 2 đợt: Tháng 6 và 12).
Trong các chiến dịch này, trẻ em trong độ tuổi được cho uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao. Các chiến dịch bổ sung vitamin A đã giúp cho Việt Nam thanh toán được bệnh mù lòa do thiếu vitamin A vào năm 2000.
Theo Báo Đại đoàn kết, từ những lần uống vitamin A trước đây, phụ huynh có thể lưu ý: Ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng quá liều cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi và có hướng xử lý phù hợp nhằm loại trừ các biến chứng ngộ độc và các bệnh lý kèm theo khiến tình trạng quá liều ngày càng nặng.
Phụ huynh tuyệt đối không tự xử trí tại nhà. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc nhẹ, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C vài ngày, sau 5-7 ngày các triệu chứng ngộ độc trên sẽ giảm dần và hết.
Theo bác sĩ, những triệu chứng trên là tình hình chung gặp phải ở mỗi đợt uống vitamin A liều cao tập trung. Khi đặt lên bàn cân giữa nguy cơ và lợi ích, thì những tác dụng lâu dài cho miễn dịch của vitamin A lên cơ thể trẻ vẫn đáng quan tâm và được ghi nhận, bên cạnh đó, những tác dụng phụ này tương đối ít gặp. Theo đó, đợt uống vitamin A liều cao còn kéo dài trong những ngày đầu tháng 12 tại các cơ sở y tế địa phương, trường học. Phụ huynh hãy an tâm đưa con đi uống vitamin A, và nên theo dõi trẻ sát sau mỗi đợt uống.
Dược sĩ Hoàng Trọng Tín (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết, việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ phải đúng liều lượng và đúng cách. Khi cho trẻ sử dụng vitamin A cần lưu ý: Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp đếm số giọt trong 1 viên nang.
Cho trẻ uống 3-4 giọt Vitamin A (nửa viên), sau đó cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng. Đối với trẻ 12-23 tháng tuổi: Giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp hết dịch vitamin A vào miệng trẻ, sau đó cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng. Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi, cho trẻ nhai hoặc nuốt viên nang vitamin A rồi cho trẻ uống nước.
Theo thông tin từ Báo Tin Tức, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người, mọi gia đình nên thực hiện các việc như:
- Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
- Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu Vitamin A, vitamin D.
- Cho trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A 2 lần/năm.
- Trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.