Bệnh nhi 6 tháng tuổi phải cắt bỏ thận vì dị tật bẩm sinh hiếm gặp, cha mẹ cần chú ý

Tin y tế 18/04/2023 13:58

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, phẫu thuật cắt thận và niệu quản đơn vị thận trên phải thành công bệnh nhi là bé Đ.T.D.Q. (6 tháng tuổi, sống ở huyện Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiểu đau và quấy khóc

Theo thông tin Báo Pháp luật, gia đình cho biết trẻ có tiền sử giãn đài bể thận phải. Một tuần trước khi nhập viện, trẻ tiểu đau, quấy khóc khi đi tiểu, sau đó trẻ sốt cao 39 độ C, ăn uống kém. Thấy các triệu chứng kéo dài không giảm, gia đình đưa bé đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.

Sau khi tiếp nhận, ThS.BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi, cho biết trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn tiểu, giãn toàn bộ đơn vị thận và niệu quản trên phải. Sau đó, chỉ định điều trị nhiễm khuẩn tiểu. Đến khi tình trạng này ổn định, trẻ phải phẫu thuật cắt thận và niệu quản đơn vị thận trên phải do phát hiện các cơ quan này mất chức năng hoạt động.

Sau khi phẫu thuật, ngày thứ 3, tình trạng bệnh nhi ổn định, vết mổ khô, ăn uống được và tiểu nước vàng trong. Bác sĩ dự kiến điều trị hậu phẫu khoảng 7-10 ngày.

Nguồn tin thêm từ Zing news, qua trường hợp của bé Q., bác sĩ Lân chia sẻ thận niệu quản đôi là dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hiếm gặp. Các triệu chứng thường gặp ở thận niệu quản đôi gồm nhiễm trùng tiểu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rỉ nước tiểu liên tục, viêm mào tinh hoàn và tiểu máu. Việc điều trị phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và hình thái ghi nhận tổn thương. Như trường hợp của bé Q., đơn vị thận giãn mất chức năng, nên có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Bệnh nhi 6 tháng tuổi phải cắt bỏ thận vì dị tật bẩm sinh hiếm gặp, cha mẹ cần chú ý - Ảnh 1
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 6 tháng tuổi bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp - Ảnh minh họa: Internet

Thận niệu quản đôi có thể gây nhiễm khuẩn tiểu ở các mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị, bệnh gây nhiễm khuẩn huyết và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ lúc tiểu tiện như tiểu đau, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, có ra máu hoặc rỉ nước liên tục, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám cũng như đánh giá tình trạng bệnh, đặc biệt là các dị tật đường tiết niệu.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em

Khám sàng lọc trước tiêm chủng nếu trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng, trẻ suy hô hấp, suy giảm miễn dịch, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức... được Bộ Y tế nêu rõ.

TIN MỚI NHẤT