Hình thù của tảng đá kỳ lạ đã thu hút rất nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng. Theo các nhà nghiên cứu đây là linh vật cổ thời Đông Hán.
- Vụ nam thanh niên bị đẩy xuống cầu tử vong ở Nhật Bản: CĐM truy tìm đôi nam nữ người Việt chứng kiến sự việc, 'lạnh lùng' livestream
- Bí ẩn 4 lần nhắm mắt rơi lệ của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật nổi tiếng: Vì sao đều xảy ra khi thảm họa thiên tai ập đến?
Vào mùa xuân năm 2015, vì muốn sửa sang và mở rộng nên trường tiểu học Toán Than thuộc huyện Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã thuê một đội công nhân tới đào đất ở sân trường.
Ban đầu, đội công nhân dùng máy xúc để thực hiện nhưng khi đào tới một độ sâu nhất định thì người thợ máy phát hiện ra một khối đá khổng lồ chắn ngang dưới nền đất sân trước. Buộc lòng phải để anh thợ thủ công tiếp tục đào. Tuy nhiên, chỉ 15 phút sau, người thợ thủ công này sửng sốt và gọi mọi người lại xem hình thù tảng đá.
Sau khi xem xét, khối đá khổng lồ không phải là loại đá tự nhiên mà là một tác phẩm điêu khắc kỳ công. Khối đá có hình dáng giống một con cóc khổng lồ nhưng có đôi càng cua, nhiều người ước chứng khối đá cao hơn 1 mét và có trọng lượng 20 tấn.
Sau khi thông tin Trường tiểu học Toán Than phát hiện khối đá khổng lồ, người dân khắp nơi đổ về xem và chiêm ngưỡng cóc đá. Nhiều người cho rằng tượng đá này vốn là của một gia đình giàu có và bức tượng "cóc lai cua" chính là đồ trang trí của gia chủ.
Theo văn hóa Trung Quốc, con cóc được coi là linh thú mang ý nghĩa thịnh vượng, tiền tài, như cóc ngậm tiền, cóc vàng ba chân... Tuy nhiên, cua trong văn hóa Trung Hoa lại không mang nhiều hình mẫu tốt lành. Chúng được coi là loài thủy sinh độc đoán với mai cứng và hai càng rất sắc.
Bức tượng 20 tấn có hình con vật kỳ quái này đã được các chuyên gia khảo cổ đưa về để nghiên cứu. Các nhà khoa học phán đoán bức tượng này có thể liên quan tới linh vật cá cóc (tổ hợp gồm ba con vật cá uyên ương, cóc và rùa hợp thành) trong văn hóa thời Đông Hán (25-220).
Trong văn hóa của người Trung Quốc, 5 linh vật gồm: Rồng là một trong những thần thú trong truyền thuyết Trung Quốc. Rồng chủ quản việc kéo mây, tạo mưa, tạo ra gió bão. Rồng có thể bay, phun nước hoặc phun lửa. Rồng có sức mạnh vô song nên được tôn làm vua của các loài thú. Hình ảnh rồng biểu thị cho uy quyền, sức mạnh và sự linh thiêng.
Lân hay còn được gọi là kỳ lân. Kỳ lân có thể giữ nhà, trừ tà mang lại sự phú quý giàu sang cho gia chủ.Do đó kỳ lân là linh vật mang lại sự may mắn.
Rùa từ xa xưa được tương truyền rằng là linh vật mang lại sự may mắn, trường thọ và bình an. Phụng hay còn gọi là Phượng Hoàng là vua của các loài chim. Phượng Hoàng mang vẻ đẹp của sự thanh khiết, quyền lực. Ngàn năm qua Phượng Hoàng là biểu trưng của cái đẹp, may mắn, lòng tốt và sự đức hạnh, biểu thị cho sức mạnh của sự tái sinh. Tỳ Hưu được biết đến là một linh vật mang lại tài lộc, phú quý cho người sở hữu nó.