Ô nhiễm không khí từng làm gần 1,6 triệu người chết sớm, Trung Quốc đã xử lý thế nào?

Thế giới 19/12/2019 06:00

Từng là đất nước ô nhiễm không khí vượt mức cao gấp 45 lần giới hạn khuyến cáo, nơi “gần như không thể thở nổi", Trung Quốc đã nỗ lực thoát khỏi nhóm ô nhiễm nhất thế giới.

Bắc Kinh - nơi con người “gần như không thể thở nổi”

Chất lượng không khí của Trung Quốc, nói một cách thẳng thắn, rất tệ. Năm 2007, người ta ước tính rằng trong số 560 triệu cư dân thành phố Trung Quốc, chỉ có 1% không khí được coi là an toàn.

Năm 2014, Bắc Kinh bị đánh giá là nơi con người “gần như không thể thở nổi”. Thủ đô của Trung Quốc trải qua đợt ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử, với mức ô nhiễm cao gấp 45 lần giới hạn khuyến cáo, Bắc Kinh xếp thứ 40 thế giới về nồng độ bụi mịn PM2.5.

Ô nhiễm không khí từng làm gần 1,6 triệu người chết sớm, Trung Quốc đã xử lý thế nào? - Ảnh 1

Chất lượng không khí ở Trung Quốc từng ở mức báo động đỏ.

Trên thực tế, ô nhiễm không khí đã dẫn đến cái chết sớm của 1,58 triệu công dân Trung Quốc vào năm 2016, và làm tổn hại sức khỏe của hàng triệu người nữa. Nhiều nghiên cứu lớn cho biết ô nhiễm không khí có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp, sảy thai, bệnh phổi, suy giảm nhận thức, bệnh tim, đột quỵ, rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính và một loạt các bệnh mãn tính khác.

Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đến từ khí thải các nhà máy than. Tốc độ tiêu thụ than tại Trung Quốc rất lớn. Năm 2016, than đã tạo ra 62% điện năng của Trung Quốc. Ước tính cứ 4 tấn than đốt trên nhân loại thì có 1 tấn bị đốt cháy ở Trung Quốc.

Ô nhiễm không khí từng làm gần 1,6 triệu người chết sớm, Trung Quốc đã xử lý thế nào? - Ảnh 2

Tình trạng ô nhiễm không khí tại một thành phố lớn ở Trung Quốc.

Ngoài việc giải phóng carbon dioxide (CO2), khí thải nhà kính chịu trách nhiệm cho sự nóng lên toàn cầu, các nhà máy đốt than thải ra một số lượng lớn các hóa chất gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Danh sách các hóa chất nói trên bao gồm sulfur dioxide, nitơ oxit, chì, cadmium, thủy ngân, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, asen và PM 2.5 (vật chất hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet). Đây là những hợp chất chịu trách nhiệm tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Trung Quốc xử lý ô nhiễm không khí như thế nào?

Trước tình trạng ô nhiễm không khí nói trên, Trung Quóc đã ngay lập tức bắt tay vào việc cải thiện môi trường. Hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về tổng công suất quang điện mặt trời được lắp đặt và đang tiếp tục đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã có một nỗ lực lớn để thay thế than bằng khí đốt tự nhiên, khí thải từ đó ít nguy hiểm hơn đối với sức khỏe con người và môi trường so với đốt than. Hiệu quả của những nỗ lực này đã trở nên rõ ràng: nồng độ chất ô nhiễm trung bình đã giảm 12% tại các thành phố Trung Quốc từ năm 2017 đến 2018, trong khi thủ đô Bắc Kinh đã thoát khỏi top 100 thành phố ô nhiễm nhất sau những nỗ lực phối hợp để kiểm soát ô nhiễm không khí.

Trung Quốc cũng cấm xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới tại các khu vực ô nhiễm nặng nhất, bao gồm Bắc Kinh, trong khi những nhà máy đang hoạt động bị yêu cầu giảm lượng khí thải. Những thành phố lớn, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, bị hạn chế số lượng ôtô lưu thông trên đường.

Cùng với đó, đất nước này cũng giảm công suất thép và đóng cửa nhiều mỏ than ở nhiều nơi khác.

Thương tâm: Chồng gặp tai nạn tử vong trên đường về quê thăm vợ lúc rạng sáng

Trên đường về thăm vợ lúc rạng sáng, người đàn ông gặp tai nạn thương tâm, tử vong tại chỗ trên Quốc lộ 10. 

TIN MỚI NHẤT