Trong khi các bác sĩ tại những bệnh viện ở Ấn Độ luôn trong tình trạng kiệt sức cùng nguy cơ bị lây bệnh vì quá tải bệnh nhân thì ở nơi lò thiêu, những nhân viên làm nghề đốt xác cũng phải đối mặt với những nỗi lo tương tự: Môi trường độc hại, chi phí hỗ trợ kém cùng với khả năng có thể nhiễm bệnh bất kì lúc nào.
- Học chiêm tinh từ năm 10 tuổi, sau 4 năm, cả thế giới phải 'rùng mình' trước những lời tiên tri chấn động của cậu bé 14 tuổi về đại dịch Covid-19
- Ấn Độ: Vải liệm tử thi bị trộm để 'mua đi bán lại', thuốc của bệnh nhân Covid-19 đã chết 'tái xuất' với giá cắt cổ trên thị trường chợ đen
Theo hãng tin DW của Đức, những nhân viên tại lò thiêu chỉ che mặt bằng một chiếc khăn mùi xoa, không mặc luôn cả đồ bảo hộ cá nhân (PPE) bởi vì họ không được trang bị những thứ đó. Anh Arvind Gaekwad – một nhân viên đang làm việc tại lò thiêu tâm sự: “Chúng tôi không có các trang bị y tế cần thiết bởi chúng tôi không được xem là nhân viên ở tuyến đầu chống dịch”.
Tại lò hỏa thiêu vào 9 giờ sáng, Arvind Gaekwad và Gautam Ingle – hai nhân viên tại đây thông báo rằng nhanh chóng sẽ có một xác chết được đưa tới sau đó sẽ có thêm nhiều xác chết khác, một cách bình tĩnh.
Người nhà người chết có gọi điện nói đây không phải một ca tử vong vì COVID-19. Nhưng khi xác được chuyển tới, nguyên nhân cái chết được ghi rõ ràng trên giấy chứng tử rằng rằng nạn nhân chết vì sốc nhiễm khuẩn do hội chứng suy giảm hô hấp, một nguyên nhân cơ bản gây ra cái chết đối với bệnh nhân mắc COVID-19. Rõ ràng, gia đình không làm xét nghiệm để kiểm tra nạn nhân có mắc SARS-CoV-2 hay không. Họ chỉ nói với nhân viên nhà xác rằng 6 ngày trước người thân của họ được xác nhận âm tính.
Còn có nhiều trường hợp khác, sau khi hỏa thiêu được vài ngày người nhà nạn nhân mới thông báo người thân họ chết do nhiễm COVID-19. Như vậy chẳng khác nào đang đùa giỡn với mạng sống của các nhân viên nơi đây bởi họ chẳng có nổi 1 thiết bị y tế nào để bảo vệ cả mà cho dù có vô tình mắc phải COVID-19 thì họ cũng sẽ bị từ chối nhập viện vì những người làm nghề đốt xác như họ thường bị xem là “không sạch sẽ”.
Không những vậy, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm tụ tập trên 20 người nhưng với mỗi xác chết được chuyển tới thì kèm theo đó là việc có mặt của 20 - 30 thân nhân. Dù cho nhân viên nhà xác đã ra sức can ngăn nhưng với sự hợp sức của tận 20 – 30 người, một đội tại nhà tang lễ chỉ với 5 người hoàn toàn không có khả năng làm gì được.
Những thi thể này khi chuyển đến lò thiêu thường không được bọc túi nylon y tế và vì thế tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên lò thiêu. Ngoài COVID-19, còn có nhiều mối nguy khác, khi người tử vong có thể là bệnh nhân nhiễm HIV, mắc viên ban B, tả, thương hàn, lao.
Theo Deepak Gaikwad, một nhà hoạt động xã hội tại địa phương, trung bình những người như Arvind được trả khoảng 15.000 rupee (khoảng 205 USD)/tháng, không có bất kỳ dịch vụ bảo hiểm nào, cả về thân thể, lẫn tinh thần. Mức thù lao này không hề cao, không đủ để trang trải y tế nếu như chẳng may mắc bệnh. Đây cũng là công việc bấp bênh, người lao động chỉ là nhân viên hợp đồng, có thể bị sa thải bất kỳ lúc nào.
Trung bình mỗi giờ có 25 -30 xác chết luôn trực chờ để được đưa vào lò hỏa táng, ngoài cửa nơi này lúc nào cũng là các xe cứu thương xếp hàng dài chờ đợi. Các nhân viên thậm chí không có thời gian để ăn cơm, uống nước một cách tử tế.
Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những chấn thương về tâm lý khi mà mỗi ngày đều “tự tay” đưa hàng trăm xác chết vào nơi lò đốt. “Tôi không muốn mình phải chết theo cách đó. Mỗi ngày thức dậy, tôi lại tự hỏi bản thân: Liệu hôm nay mình có nhiễm virus không”, Arvind nói.