Tại Ấn Độ, lợi dụng tình hình nhiễu loạn do dịch bệnh, nhiều đối tượng tội phạm đã ngang nhiên đẩy giá, thậm chí là giở trò "phù phép" với các dịch vụ tang lễ, thuốc men tại thị trường này.
- Sốc: 'Xác chết' 76 tuổi mắc Covid-19 ở Ấn Độ bất ngờ khóc lóc, mở mắt, 'hồi sinh' ngay trong tang lễ, trước giờ hỏa táng chỉ vài phút
- Bill Gates vướng điều tra vì quan hệ tình trường mờ ám với nữ nhân viên, bị buộc rời khỏi 'ghế nóng' của Microsoft
"Những quả bom nổ chậm" được trưng dụng làm... bình chứa oxy
Theo New York Times, các bệnh viện tại Ấn Độ hiện rất cần các bình kim loại để lưu trữ và vận chuyển oxy khi tình trạng bệnh nhân Covid-19 trên khắp đất nước rơi vào khủng hoảng. Lợi dụng tình hình này, một nhà cung cấp bình oxy ở Ấn Độ đã tăng giá gấp đôi với giá gần 200 USD một bình. Phẫn nộ trước sự "trục lợi" tăng giá này, mộ tổ chức từ thiện đã báo cảnh sát, sau đó, một "sự thật trần trụi" đã bị phát hiện.
Cảnh sát cho biết nhà cung cấp Varsha Engineering cơ bản là một xưởng phế liệu. Cơ sở này đã sơn lại các bình chữa cháy và bán chúng dưới dạng bình oxy. Việc này sẽ để lại hậu quả khôn lường vì các bình chữa cháy không được thiết kế để chứa oxy cao áp, chắc chắn có thể phát nổ một lúc nào đó.
Mukesh Khanna, một tình nguyện viên tại tổ chức từ thiện phẫn nộ: "Người đàn ông này phải bị buộc tội giết người. Anh ta đang đùa giỡn với mạng người".
Tội phạm trục lợi buôn bán thuốc men, dịch vụ tang lễ với giá chợ đen
Mặc cho sự tuyệt vọng và đau buồn của các gia đình, nhiều đối tượng tội phạm vẫn trục lợi để kiếm chác.
Tuần trước, cảnh sát ở bang Uttar Pradesh đã cáo buộc một nhóm người trộm những tấm vải liệm đã qua sử dụng từ các tử thi và bán lại sau đó. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện hơn 100 lọ thuốc remdesivir giả, một loại thuốc kháng virus mà nhiều bác sĩ ở Ấn Độ đang kê đơn bất chấp những nghi vấn về hiệu quả của nó.
Trong tháng qua, 210 người tại New Delhi đã bị bắt với cáo buộc gian lận, tích trữ, âm mưu hoặc lừa đảo liên quan đến Covid-19. Tương tự, cảnh sát ở Uttar Pradesh đã bắt giữ 160 người. Vikram Singh, cựu cảnh sát trưởng ở Uttar Pradesh cho biết: "Tôi từng chứng kiến tất cả các kiểu lừa đảo trục lợi, nhưng mức độ trục lợi và suy đồi đến mức này thì tôi chưa từng thấy trong 36 năm sự nghiệp hay trong cuộc đời mình".
Giá giường bệnh, xe cứu thương, củi lửa tăng "cắt cổ"
Một bác sĩ Ấn Độ tên Sanjeev Kumrawat mới đây đã cáo buộc một nhà vận động cho đảng cầm quyền của Ấn Độ bán quyền sử dụng giường trong bệnh viện nơi ông Kumrawat làm việc.
Trong khi đó, Rohit Shukla, một nghiên cứu sinh ở New Delhi cho biết, sau khi bà của anh qua đời vào cuối tháng 4, một tài xế xe cứu thương đã đòi chi phí gấp 10 lần mức bình thường, khoảng 70 USD cho quãng đường 5 km từ bệnh viện đến khu hỏa táng. Sau đó, nhân viên hỏa táng yêu cầu 70 USD tiền củi mà trước đó chỉ có giá 7 USD.
Thuốc của bệnh nhân Covid-19 đã chết "tái xuất giang hồ"
Mới đây, cảnh sát New Delhi cho biết, họ đã bắt giữ 4 người làm việc tại các cơ sở y tế lấy cắp các lọ thuốc remdesivir (một loại thuốc kháng virus mà nhiều bác sĩ ở Ấn Độ đang kê đơn) chưa sử dụng của bệnh nhân Covid-19 đã chết và bán chúng với giá khoảng 400 USD/lọ. Trước đó, thuốc này được bán với giá khoảng 65 USD/lọ.
Gia đình của chị Surin ở thành phố Lucknow gần đây đã trả hơn 1.400 USD cho một người môi giới để mua 6 liều remdesivir bởi cô không có lựa chọn nào khác bởi mẹ và chị dâu của cô ốm nặng. Thế nhưng, mẹ cô lại đã mất sau đó.
Cô xót xa: "Nếu bác sĩ đã kê đơn loại thuốc này, chúng tôi phải mua nó".
Trước đó, cảnh sát ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, đã phát hiện ra 3.371 lọ thuốc remdesivir giả tại một nhà máy. Các lọ thuốc giả chứa đầy glucose, nước và muối. Nhiều liều thuốc giả này đã được bán, thậm chí có thể được đưa vào cơ thể bệnh nhân và gây ra nguy cơ sức khỏe cộng đồng chưa rõ quy mô.
Liên quan đến vụ việc này, Anirudh Singh Rathore, một người bán vải 59 tuổi ở New Delhi cũng đã tuyệt vọng tìm thuốc remdesivir cho vợ Sadhna. Trước đó, anh đã mua hai lọ với giá chính phủ niêm yết là khoảng 70 USD/lọ và cần thêm 4 lọ nữa.
Qua mạng xã hội, anh mua được 4 lọ thuốc này với giá gấp khoảng 5 lần. Thế nhưng, khi thắc mắc tại sao bao bì khác với những lọ đầu tiên anh đang có, người bán giải thích rằng chúng được sản xuất bởi các công ty khác nhau.
Rathores đã nghi ngờ, nhưng vẫ đưa thuốc cho bác sĩ xem. Chính bác sĩ cũng không thể xác định được thuốc là thật hay giả và vẫn tiêm cho vợ anh. Sau đó, ngày 3/5, vợ anh Rathore qua đời. Rathore đã đệ đơn lên cảnh sát và một trong những người bán hàng đã bị bắt nhưng anh vẫn cảm thấy có lỗi: "Có lẽ vợ tôi đã được cứu nếu những liều thuốc đó là thật".