Tâm sự của người mẹ từng sảy thai: "Tôi phải tìm mọi cách để vượt qua bi kịch"

Tâm sự gia đình 10/11/2020 05:27

Người mẹ nào cũng khát khao được bế con trên tay rời khỏi bệnh viện sau 9 tháng 10 ngày nhưng không phải ai cũng may mắn tận hưởng những khoảnh khắc đó.

Tâm sự của người phụ nữ từng sảy thai

Thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ chính là được làm mẹ. 9 tháng 10 ngày mang bầu, trải qua rất nhiều khó khăn, được bế bồng con trên tay là khoảnh khắc hạnh phúc nhất.

Nhưng Priscilla Blossom không may mắn khi để từng để lỡ cơ hội được làm mẹ. Cô đã có những chia sẻ về quá trình vượt qua nỗi đau ấy.

“Khi bước sang tuổi 35, tôi có ý định mang thai một lần nữa. Ký ức về những lần con đạp và bữa tiệc thôi nôi lại hiện lên trong đầu tôi. Tôi khao khát tìm lại những phút giây làm mẹ một lần nữa, ú òa con trong khi thay tã, ru con ngủ trong vòng tay tôi, ngửi mùi thơm trẻ sơ sinh say đắm.

Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng đó chỉ là một phần nhỏ của việc mang thai và làm mẹ. Trong thời kỳ mang thai đầu tiên của tôi, ở tuổi 27, tôi đã trải qua biết bao sóng gió.

Tâm sự của người mẹ từng sảy thai: 'Tôi phải tìm mọi cách để vượt qua bi kịch' - Ảnh 1

Priscilla Blossom

Ám ảnh về lần sảy thai đầu tiên

Ban đầu tôi bị chảy máu âm đạo 2 lần không rõ nguyên nhân. Về mặt y học, những giai đoạn đáng sợ này được gọi là “dọa sảy thai”. Cả 2 đều xảy ra khi tôi đang làm việc. Bỏ việc giữa chừng, tôi ngay lập tức bị sa thải. Mất việc khiến tôi không chỉ mất thu nhập mà còn mất cả bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, tôi và bạn trai kết hôn, sau đó chuyển đến một căn hộ mới để có thêm phòng cho con nhỏ. Nhiều tháng sau, tôi chuyển dạ sinh non một bé gái. Margaret Hope mới 22 tuần, nhỏ bé, mỏng manh và chỉ nặng chưa đầy 0,5kg. 8  giờ sau, đứa con bé bỏng của tôi qua đời. Tôi thậm chí chưa bao giờ được nhìn thấy mặt con.

Nhiều tháng sau, tôi tìm mọi cách để vượt qua bi kịch này.

1 năm sau tôi lại có bầu. Lần này, tôi bước vào cuộc chiến mang thai với trái tim đầy tổn thương. Chúng tôi chuyển về sống tại nhà của bố mẹ, bán căn hộ trước đây vì những chấn thương tinh thần từ lần sảy thai khiến thu nhập 2 vợ chồng giảm nhiều.

Bác sĩ đánh giá lần mang thai của tôi rủi ro cao. Tệ hơn, nếu không giữ, tôi có thể phải trải qua bi kịch một lần nữa.

Vượt qua tất cả những khó khăn, vợ chồng tôi vỡ òa khi đón con trai chào đời mạnh khỏe, nặng hơn 4kg.

Thế nhưng, việc sinh con thành công không khiến tôi ổn hơn. Giữa chứng trầm cảm và hậu chấn thương tâm lý, tôi luôn cảm thấy mình như bị cướp mất mọi thứ.

Niềm hạnh phúc mà bạn cảm thấy khi bạn chỉ đơn giản là không biết về tất cả những điều khủng khiếp có thể xảy ra? Tôi chưa bao giờ cảm thấy nó. Tôi đã vô cùng sợ hãi khi nói về lần mang thai thứ hai của mình, điều đó có nghĩa tôi phải thừa nhận với bản thân rằng mình đã mang thai, và dù có bao nhiêu bác sĩ chăm sóc tôi đi chăng nữa thì vẫn có khả năng bị sảy.

Tôi từ chối mua bất kỳ món đồ sơ sinh nào cho đến khi con trai tôi vượt qua mốc 22 tuần. Tôi biết rằng với mỗi tuần con ở lại, tỷ lệ sống sót của con tăng lên. Tôi không dám đặt tên cho con, đặt biệt danh cho con ngoài hai chữ “thai nhi” trong nhiều tháng.

Tâm sự của người mẹ từng sảy thai: 'Tôi phải tìm mọi cách để vượt qua bi kịch' - Ảnh 2

Priscilla Blossom cùng con trai.

Tôi ghen tỵ với những bà bầu khác.

Tôi có rất nhiều bạn bè đều trải qua những lần mang thai dễ dàng và sinh con khỏe mạnh. Phải thừa nhận rằng một số người đã gặp phải một vài khó khăn, nhưng dường như họ không bị chấn thương tâm lý như tôi. Thay vào đó, họ dường như chủ yếu lo lắng về việc sơn tường cho con màu gì hoặc có ít thời gian dành cho bạn bè và việc đi du lịch cùng em bé sẽ như thế nào.

Tôi rất vui cho họ, những người may mắn trải qua giai đoạn mang thai dễ dàng và hạnh phúc trọn vẹn khi bế con trên tay rời khỏi bệnh viện. Nhưng nói thật, tôi cũng ghen tị vô cùng.

Mặc dù vậy, tôi nhận thấy mình không đơn độc khi trải qua khoảng thời gian tồi tệ đó. Tôi gặp được những bà mẹ đã từng sảy thai bày tỏ những cảm xúc tương tự. Có những người cảm thấy không thể chịu được khi bắt gặp một em bé hoặc phụ nữ đang mang bầu. Nhiều người bày tỏ sự thất vọng khi phải nghe một người bạn đang mang bầu kể về các lớp học yoga trước khi sinh hay vết rạn da của cô ấy”.

Theo Tiến sĩ Snyder, một nghiên cứu gần đây về các bà mẹ sinh con lần đầu cho thấy chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến 13% cá nhân ngay sau khi sinh và lên đến 14% sau 6 tháng sau sinh. Dạng chấn thương này (còn được gọi là PTSD) thường biểu hiện cùng với các rối loạn tâm trạng khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu tổng quát và rối loạn hoảng sợ. Hơn nữa, chấn thương trước đó, cô lập xã hội và lo lắng trước khi sinh là những yếu tố nguy cơ phát triển sau sang chấn sinh nở.

Tiến sĩ Snyder cho biết: “PTSD sau sinh thường bắt nguồn từ một chấn thương thực sự hoặc được nhận thức trong quá trình sinh nở. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi cuộc sinh nở diễn ra tốt đẹp, nếu cha mẹ tin rằng nó không xảy ra, hoặc nếu họ cảm thấy hoặc trải qua chấn thương cá nhân, họ vẫn có thể phát triển PTSD. Và nếu có biến chứng sản khoa thực sự (chẳng hạn như rách tầng sinh môn), khả năng phát triển PTSD sẽ tăng gấp 10 lần”.

Ai muốn làm tổn thương cảm xúc của một người đang mang thai, đặc biệt là khi họ đang rất vui và hào hứng với những gì hy vọng đang chờ đợi ở phía trước?

Sau khi bị sảy thai hoặc mang thai rủi ro cao, nhiều phụ nữ đã quyết định không sinh nở thêm lần nào nữa. Họ cũng không mở lòng về những tổn thương trong quá khứ, nhất là trước mặt những người phụ nữ khác đang mang bầu. Thay vào đó, họ trút bầu tâm sự cho nhau. Họ khóc và gào thét trong đau đớn, đôi khi tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.

Nhưng theo thời gian, mọi chuyện sẽ ổn. Những bà mẹ từng mất con sẽ sớm bình phục, bình tĩnh đi siêu âm, mua sắm đồ sơ sinh hoặc tổ chức tiệc đón em bé cùng gia đình.

Đến nhà bạn gái chơi, mẹ cô ấy sửng sốt khi biết tên tôi rồi đưa ra một đề nghị oái oăm

Theo mọi người bây giờ tôi có nên làm theo yêu cầu của mẹ bạn gái không?

TIN MỚI NHẤT