- Tôi không sao đâu. Mệt thì vẫn phải cố đi kiếm tiền để gửi cho con gái trên thành phố. Mình ở nhà thế nào cũng được, nhưng để con thiếu tiền mà bị đuổi học là tôi lo lắm.
Gần 40 tuổi ông Hải mới lấy vợ, ngày cưới làng xóm ai cũng mừng cho ông vì từ nay có người cùng chia sẻ ngọt bùi đắng cay trong cuộc đời. Cứ tưởng cuộc sống vợ chồng sẽ đầm ấp đến già, vậy nhưng khi sinh đứa con thứ 4 được 6 tháng tuổi thì vợ ông Hải mất vì bệnh tim Ông phải dắt theo hai đứa con lớn rồi bế đứa con nhỏ đi gõ từng nhà để xin sữa cho con bú. Nhìn hoàn cảnh của ông mà ai cũng thương, có người còn ngỏ ý muốn nhận nuôi đứa con gái nhỏ của ông.
- Một mình bác nuôi 4 đứa con vất vả lắm, thôi thì đi bước nữa để cho các con có vòng tay quan tâm của mẹ. Chứ bác là đàn ông sao có thể chăm con như phụ nữ được.
- Thôi cô ạ, tôi nghèo mà giờ lại có 4 đến đứa con. Đời nào có ai dám lấy tôi nữa. Mà nếu có thì tôi cũng không muốn, cả đời này tôi chỉ có mình vợ tôi thôi. Cưới vợ mới về lại cảnh mẹ ghẻ con chồng thì khổ lắm. Chỉ có mình mới yêu thương con mình thôi cô ạ. Các con tôi đã thiếu tình thương của mẹ khi lọt lòng rồi, giờ tôi phải yêu thương nó gấp bội đề bù đắp cho nó.
Nghe ông Hải nói vậy thì mọi người cũng đồng tình rồi ai có nhiều giúp ông nhiều, ai có ít thì giúp ông ít để ông nuôi các con. Để chăm sóc cho đàn con thơ ông Hải không nề hà bất cứ công việc nào cả, đêm về ông còn phải đống giả làm vợ mình để các con cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ. Ai nhìn vào hoàn cảnh đó cũng khâm phục ông Hải nghị lực.
Cứ thế bố con ông Hải cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Có nhiều hôm không kiếm được đồng nào ông Hải phải mua nợ 2 gói mỳ tôm rồi trộn với khoai lang nấu cho các con ăn. Dù khó khăn như vậy nhưng được cái là 4 đứa con của ông ai cũng chăm ngoan và chịu khó. Vì hoàn cảnh khó khăn nên 3 đứa con trai lớn của ông Hải chỉ học đến lớp 9 rồi nghỉ để đi làm thuê, còn Huyền, cô con gái út thì thông minh sáng dạ lại ham học nên ông Hải quyết định bằng mọi giá cho con học lấy cái chữ để thoát nghèo.
Và rồi cô con gái không phụ công kỳ vọng của ông Hải khi đậu vào trường đại học top đầu của cả nước với số điểm cao. Khỏi phải nói lúc đó ông Hải vui sướng như nào, ông chỉ mong con có cái chữ để không khổ như ông mà thôi. Ông Hải cũng 3 đứa con trai cố gắng đi làm để gửi tiền lên thành phố cho Huyền học tập. Sợ con tiết kiệm nên nhiều khi một tháng ông Hải gửi tiền cho con 2 lần để con dư giả mua sách vở rồi ăn uống đầy đủ dù ở nhà ông chỉ có chan cơm với nước rau muống luộc ăn với quả cà pháo.
Thương bố vất vả nên Huyền cố gắng học tập, vậy nhưng chỉ được năm nhất đại học là suôn sẻ. Đến năm 2 đại học thì Huyền bắt đầu thay đổi, thấy bạn bè cùng trang lứa trên thành phố có điện thoại xin rồi xe đẹp nên cô cũng muốn có. Biết xin bố cũng không cho nên Huyền nói dối phải nộp đủ thứ tiền học này nọ để bố gửi lên cho mình.Ngày hôm đó ông Hải đi cày thuê cho người ta đến 10 giờ đêm mới về. Chưa kịp tắm rửa ăn bát cơm thì ông nhận được điện thoại của con gái. Lúc đó ông vui lắm vì ngày nào ông cũng mong con gọi về báo tình tình để ở nhà ông đỡ lo.
- Bố ạ, dạo này bố đi cày thuê cho người ta vẫn kiếm được tiền chứ ạ?
- Ừ, công việc vẫn tốt con ạ. Hôm nay bố còn được họ cho thêm 100 ngàn nữa.
- Vậy thì cuối tuần này bố gửi lên cho con 3 triệu để con đóng tiền học bố nhé.
- 3 triệu cơ à con. Tháng vừa rồi bố mới gửi cho con 2 triệu mà.
- Đó là tiền học thêm tiếng anh. Còn 3 triệu này là tiền học phí bố ạ. Bố cố gắng thu xếp để gửi cho con nộp không có nhà trường đình chỉ học bố nhé.
- Được rồi, con cứ lo học đi. Cuối tuần này bố sẽ gom tiền gửi cho con.
Nói như vậy cho con gái đỡ lo chứ thật ra thì ông Hải chưa biết lấy đâu ra tiền, tháng vừa rồi con trai ông Hải cũng gửi tiền về nhưng ông ốm cả tháng không đi làm được nên phải lấy tiền đó để ăn. Giờ con gái cần thêm 3 triệu thì ông đành phải bán đi đàn gà rồi đi cày thuê cho người ta.
Sáng hôm ấy ho sù sụ, người nóng bừng rồi mà ông vẫn cố gắng lết người trở dậy kéo máy cày ra đồng. Thấy ông cứ liêu xiêu mà nhiều người lo.
- Bác Hải về nghỉ đi, bác ốm đến thế này mà còn cày. Trời đang mưa, bác không cẩn thận dính mưa vào người là nằm 1 chỗ luôn đấy.
- Tôi không sao đâu. Mệt thì vẫn phải cố đi kiếm tiền để gửi cho con gái trên thành phố. Mình ở nhà thế nào cũng được, nhưng để con thiếu tiền mà bị đuổi học là tôi lo lắm.
Nói rồi ông Hải cố cày thật nhanh cho người ta còn thanh toán để ông còn đi gửi cho con gái. Vậy nhưng mới cày được 2 lối thì ông bủn rủn chân tay, mắt ông mờ đi không nhìn thấy gì cả....ông Hải cố bám lấy máy cày...nhưng rồi anh yếu đi và ngã xuống ruộng cày dở.
Đến khi có người đi qua thấy ông nằm giữa ruộng mới hốt hoảng đỡ ông dạy nhưng ông Hải đã tắt thở từ trước đó rồi. Ông Hải ốm yếu nhưng ông giấu bệnh không nói với con vì sợ con lo, phần khác ông muốn dành tiền cho con ăn học thành người.
Nghe hàng xóm báo tin bố mình mất mà Huyền đau đớn ân hận bắt xe về rồi ôm lấy quan tài. Vừa khóc cô vừa ân hận vì đã nói dối, vì đã vô tâm không biết bố mình ốm yếu. Cả đời ông Hải vất vả gà trống nuôi 4 đứa con sau khi vợ mất và ông cũng khổ vì con tới tận cuối cuộc đời, chưa một ngày được nghỉ ngơi. Thế mới nói phận con cái hãy lo yêu thương lấy bố mẹ mình. Chỉ có cha mẹ mới là người cho chúng ta tất cả mọi thứ, mà không mong nhận lại điều gì. Khi còn cơ hội thì hãy yêu thương cha mẹ...đừng để khi cha mẹ mất đi rồi mới hối hận muộn màng.
Cả một mớ hỗn lộn diễn ra. 30 phút sau tất cả cùng ra khỏi phòng. Về nhà giải quyết bố mẹ vẫn muốn chị cho chồng mình 1 cơ hội còn chị thì cười đau đớn lắc đầu từ chối.