Nhiều trường hợp bố mẹ đã cho con đất rồi nhưng vì lý do nào đó muốn đòi lại phần đất đã cho, vậy theo luật bố mẹ cho con đất có đòi lại được không.
- Các chàng rể nên làm gì khi bố mẹ vợ không thích mình?
- Chồng nên làm gì khi vợ coi thường bố mẹ mình?
Trước khi trả lời câu hỏi: "Bố mẹ cho con đất có đòi lại được không?", chúng ta cần tìm hiểu một vài vấn đề xung quanh liên quan đến việc "cho đất".
Thứ nhất, bố mẹ cho con cái đất khi nào?
Thuở trước, mỗi gia đình thường rất đông con cái, tư tưởng trọng nam khinh nữ lại khá nặng nề nên việc đất cát được chia như thế nào chỉ phụ thuộc vào việc gia đình đó có bao nhiêu đất và bao nhiêu người con trai. Số lượng đất cát bố mẹ, ông bà để lại thường sẽ được chia đều cho những người con trai. Đặc biệt, người nào chịu trách nhiệm chính trong việc chăm nom, phụng dưỡng bố mẹ già thì sẽ được phần nhỉnh hơn một chút. Thường thì đó sẽ là trách nhiệm do người con cả hoặc người con út đảm nhiệm.
Tuy nhiên ngày nay tư tưởng bình đẳng hoá đã khá hơn, việc chia đất cát, tài sản trong nhiều gia đình cũng đã có phần của người con gái. Dù ít dù nhiều nhưng việc chia tài sản cho cả con gái phần nào cũng thể hiện tư tưởng mới trong lối sống của người Việt.
Việc phân chia tài sản, đất đai cho con cái được thực hiện khi người con đó trưởng thành, thành gia lập thất.
Thứ hai, vậy bố mẹ cho con cái đất có đòi được không?
Trước kia thì việc bố mẹ ông bà cho con cháu đất có thể thực hiện bằng hình thức cho miệng hoặc làm giấy tờ. Tuy nhiên, hiện tại thì pháp luật yêu cầu mọi việc cho nhận, thừa hưởng, biếu tặng đều phải được thực hiện bằng văn bản, phải có dấu xác nhận của chính quyền nhà nước thì mới có hiệu lực pháp lý.
Khi bên phía bố mẹ, ông bà đồng ý cho con cháu số đất cát đã ghi trên văn bản pháp lý có hiệu lực thi hành, thì số tài sản trên đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của người con người cháu đó. Lúc này, giả sử ông bà bố mẹ có đổi ý, không muốn cho người con người cháu đó nữa, mà muốn cho người khác, thì không thể tự ý làm một bản cho nhận đất cát khác. Do đó câu hỏi bố mẹ cho con cái đất có đòi lại được không là điều không thể nếu như không có sự đồng ý của người con được cho đất trên văn bản pháp lý.
Thứ ba, thủ tục lấy lại tài sản đã cho như thế nào?
Theo lý thuyết, sau khi thực hiện cho đất bằng văn bản pháp lý mà ông bà bố mẹ muốn đòi lại số đất trên, thì giữa họ và người con được cho đất trên văn bản pháp lý phải tiến hành thoả thuận. Khi cả hai cùng thống nhất đồng ý vấn đề trên thì sẽ tiến hành làm thủ tục sang tên tài sản từ người con được cho đất về lại tên của ông bà, bố mẹ. Lúc này ông bà, bố mẹ mới có quyền cho tài sản đó cho người khác.
Hoặc dựa trên thoả thuận, người con trên văn bản pháp lý về việc cho nhận tài sản ban đầu cũng có thể trực tiếp sang tên cho người nhận tài sản thứ ba. Tất cả mọi thủ tục, văn bản cho nhận, sang tên đổi chủ trên đều phải được tiến hành dưới sự chứng nhận của chính quyền địa phương, có dấu xác nhận đầy đủ, thì mới xem là hợp pháp.
Việc ông bà bố mẹ cho đất cát, tài sản con cái được xem là việc rất quan trọng. Với nhiều gia đình, đây còn được xem như là một vấn đề vô cùng hệ trọng bởi đất cát thường có giá trị không hề nhỏ. Điều đó ảnh hưởng khá lớn đến đời sống kinh tế của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Trên thực tế, việc con cái trong gia đình tranh giành tài sản, kiện tụng nhau vì việc phân chia tài sản diễn ra rất nhiều. Lí do thường là ai cũng cho rằng việc phân chia tài sản như vậy là không đồng đều, ai cũng sợ bị thiệt thòi.
Tuy nhiên ông bà bố mẹ cũng thường đắn đo cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho con cái những phần đất cát, tài sản thích hợp. Vì thế câu hỏi bố mẹ cho con cái đất có đòi lại được không thường rất hiếm trường hợp cần giải đáp. Đại đa số những khúc mắc cần lời giải đáp đều liên quan đến việc con cái cho rằng bố mẹ chia không đồng đều. Mà những thắc mắc này, câu trả lời luôn luôn không thể thoả mãn hết tất cả mọi người. Chỉ có thể nói chúng ta không nên quá tham lam, bố mẹ cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, không nên đòi hỏi.