Đàn ông ngoài 40 tuổi, đã bước vào cái tuổi tứ tuần, nên biết cách để quản lý tốt cuộc sống của chính mình.
- Quyển sổ chứa những bí mật thắt gan của cô vợ chỉ là cái bóng trong hôn nhân: Đàn ông đừng để mất mới biết hối hận!
- Em chồng bỏ đi biệt tích, ngày trở về với cái bụng bầu và đi bên cạnh là người đàn ông mà vừa nhìn tôi đã nóng mặt
1. Không so sánh, không đố kỵ, không quan tâm quá nhiều đến tài sản và danh vọng
Khi bước vào độ tuổi trung niên, nhiều người thường không thích tham gia các cuộc họp lớp. Có lẽ do tình bạn trong sáng tuổi học trò đã dần phai nhạt, thay vào đó là những bữa tiệc so sánh người này với người khác.
Bạn đã thành công chưa? Bạn làm việc ở đâu? Bạn đã mua nhà chưa? Mức lương hàng năm của bạn là bao nhiêu?
Định nghĩa xã hội về một người 40 tuổi thành công không gì khác ngoài điều này: Một giám đốc điều hành công ty nước ngoài với mức lương 150 nghìn USD hàng năm; hay một sự nghiệp thành công với mức sống cao. Tóm lại, tiền bạc và quyền lực là hai thứ không thể tách rời.
Nhưng hầu hết những người trung niên ở độ tuổi tứ tuần đều vô cùng mệt mỏi và chịu nhiều gánh nặng: Vay tiền mua nhà, mua xe, lo học phí của con, chăm sóc cha mẹ già, thất nghiệp,... Vận mệnh của một đời người không hoàn toàn do chính mình kiểm soát.
Sau 40 tuổi, đại khái bạn có thể nhìn thấy cuộc sống tương lai của mình sẽ diễn ra như thế nào. Khi còn trẻ, bạn táo bạo và đầy tham vọng, nghĩ rằng lý tưởng của mình chỉ có thể đạt được thông qua đấu tranh cá nhân, thực ra đây chỉ là một ảo tưởng. Bạn có thể theo đuổi những gì bạn muốn, nhưng bạn cũng có thể không đạt được những gì bạn muốn.
Đừng so sánh bản thân mình với người khác mà hãy so sánh bản thân của trước đây với hiện tại đã tiến bộ bao nhiêu. Hãy nhớ rằng ai cũng có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Chỉ cần bạn luôn cố gắng, nỗ lực làm việc, lương tâm trong sáng, không quan tâm đến danh vọng và tài sản, không ngừng phát triển bản thân... thì việc đạt được thành công sẽ không khó khăn. Đàn ông ở độ tuổi ngoài 40 không quan tâm quá nhiều đến danh tiếng hay địa vị, chắc chắn sẽ loại bỏ được gánh nặng.
2. Không nên tiếp xúc quá nhiều với những tương tác xã hội vô nghĩa
Một quảng cáo có tên: "Chúng ta sẽ gặp bao nhiêu người trong đời" gây ấn tượng sâu sắc:
Trong một sân vận động 80.000 người, tất cả mọi người đều đang đứng. Lúc này, nam nhân vật chính nói:
“Nếu những ai không nhớ tên của tôi, mời ngồi xuống.” Nghe xong, một nhóm đông ngồi xuống.
"Nếu ai không biết biệt danh của tôi, hãy ngồi xuống."
"Nếu bạn chưa thấy tôi khóc, hãy ngồi xuống." Tiếp theo, sau mỗi câu hỏi, một nhóm đông người ngồi xuống, trên sân chỉ còn lại một số người.
"Nếu chúng ta mất liên lạc, vui lòng ngồi xuống.” Cuối cùng, toàn bộ khán giả đều ngồi xuống, chỉ còn một mình nam chính đứng trên sân khấu.
Trong số tất cả những người chúng ta gặp, chỉ có một số là đặc biệt đối với chúng ta. Khi đến tuổi trung niên, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều tương tác xã hội là vô nghĩa.
Dù số lượng bạn bè không nhiều nhưng chỉ cần trọng tình cảm là đủ. Kết quả của việc muốn làm bạn với tất cả mọi người là bạn vẫn không thể thoát khỏi nỗi cô đơn sâu thẳm trong trái tim mình. Tình bạn chân chính sẽ chỉ phát triển theo thời gian, và sẽ không bị tiền bạc làm hỏng hay bị cám dỗ bởi danh vọng và của cải. Nếu có những người bạn như vậy, hãy trân trọng tình cảm của nhau nhé.
3. Coi trọng tình cảm gia đình
Khi cha mẹ còn, chúng ta vẫn còn có nơi để trở về; khi cha mẹ mất, chúng ta chỉ còn cảm giác cô đơn không nơi nương tựa.
CCTV có một quảng cáo dịch vụ công cộng rất cảm động mang tên "Đóng gói": Một người cha bị bệnh Alzheimer, trí nhớ ngày càng kém, thậm chí không thể nhận ra con trai mình. Cậu con trai đưa cha vào nhà hàng ăn cơm cùng bạn bè, trên đĩa còn lại hai cái bánh bao, người cha run run cầm lấy cái bánh bao, đút vào túi quần.
Cậu con trai sững sờ và hỏi bố: “Bố đang làm gì vậy?”. Người cha nói đây là cho con trai tôi, con trai tôi thích bánh bao nhất. Cuối cùng, quảng cáo in hai dòng chữ: Ông ấy đã quên rất nhiều thứ, nhưng ông ấy không bao giờ quên yêu bạn.
Khi chúng ta qua 40 tuổi, cha mẹ ngày càng già đi. Tình yêu thương gia đình là thứ tình cảm không bao giờ có thể buông bỏ được. Dù bận rộn công việc đến đâu, hãy dành thời gian để gặp bố mẹ, trò chuyện nhiều hơn với họ và mua những món ăn mà họ yêu thích.
Hạnh phúc của mỗi người còn là khi tìm được một người tri kỷ giàu tình cảm và gắn bó trọn đời. Cha mẹ sẽ dần già đi, bỏ bạn đi trước; con cái sẽ trưởng thành, lập gia đình và không cần bạn chăm sóc; bạn bè sẽ lãng quên theo thời gian. Chỉ có người bạn đời mới đồng hành cùng bạn trong suốt cuộc đời. Nếu được sống cùng người mình yêu và tôn trọng tình cảm của nhau thì hãy trân trọng điều đó và sống thật hạnh phúc.
4. Học cách yêu lấy bản thân mình
Yêu bản thân khi bạn đến tuổi trung niên không phải là điều ích kỷ. Hãy đặt bản thân lên hàng đầu trong cuộc sống của bạn. Chỉ bằng cách yêu thương bản thân và sống thật tốt, bạn mới có thể hiếu thảo với cha mẹ, đồng hành cùng người bạn đời và quan tâm đến con cái.
Người trung niên trên 40 tuổi phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống: cha mẹ già, con cái chưa trưởng thành, những bế tắc trong phát triển sự nghiệp và sức khỏe bắt đầu suy yếu. Nếu bạn muốn vượt qua những áp lực này và đối mặt với khó khăn, điều đầu tiên là học cách quan tâm đến bản thân hơn.
Con người ở độ tuổi trung niên phải học cách dung hòa với chính mình. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe , luôn suy nghĩ tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp.
Cuộc đời là một hành trình dài, và tuổi trung niên là một quá trình rèn luyện.