Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu về Việt Nam để chủ động nghiên cứu và sản xuất thuốc.
- Chóng mặt, nôn ói, co giật sau khi nhậu: Làm sao để phân biệt đồ uống chứa cồn công nghiệp methanol?
- 6 trường hợp tuyệt đối tránh uống rượu nếu không muốn rước họa vào thân
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với bệnh đậu mùa khỉ. Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đã bắt đầu tăng cường nghiên cứu các thuốc mới để có giải pháp hiệu quả hơn trong điều trị người bệnh mắc đậu mùa khỉ.
Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được cấp phép lưu hành ở một số nước.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các đơn vị sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tăng cường nghiên cứu, cập nhật xu thế nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu làm thuốc nêu trên, nhập khẩu về Việt Nam để chủ động nghiên cứu và sản xuất thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Các đơn vị nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần chủ động liên hệ với các nhà sản xuất nước ngoài để có thể tiếp cận nguồn cung các thuốc nêu trên và rà soát nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cục Quản lý Dược sẽ ưu tiên tối đa để cấp giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc này theo đúng quy định.
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào mắc đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do virus gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.
Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.