Hiện nay có nhiều bạn ở tuổi vị dậy thì gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt mà chưa biết làm thế nào, vậy nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này như thế nào?
- Những dấu hiệu không thể xem nhẹ của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em
- 6 loại combo trái cây bổ sung năng lượng cho buổi sáng
Đối với tuổi dậy thì, tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra được coi là bình thường do lúc này cơ thể chưa phát triển hoàn thiện và ổn định nhưng nếu hiện tượng kéo dài sẽ là vấn đề quan trọng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống.
1. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố chưa ổn định (Buồng trứng, tuyến yên trên vỏ não và vùng dưới đồi)
Bước sang giai đoạn dậy thì nồng độ hormon trong cơ thể tăng cao và chưa thực sự ổn định. Gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như vòng kinh ngắn, lượng máu ra ít,… Hoặc trong quá trình hoạt động của các cơ quan nội tiết có bất cứ vấn đề gì cũng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như vô kinh hoặc rút ngắn/ kéo dài chu kỳ.
Căng thẳng, stress, tâm lý không thoải mái
Đây cũng là một nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, thức khuya học bài, áp lực học tập từ bản thân, gia đình và nhà trường khiến các em luôn ở trong tâm thế căng thẳng.
Chế độ sinh hoạt, tập luyện chưa đủ khoa học
Những loại thức uống có ga, đồ ăn nhanh,... đều có thành phần kích thích kinh nguyệt sớm, có những em mới 10-11 tuổi đã có chu kỳ khi mà cơ thể chưa phát triển ổn định cũng khiến rối loạn kinh nguyệt.
Không tập thể dục hay tập thể dục quá sức hoặc việc ngủ không đủ giấc cũng dẫn đến tình trạng này.
2. Giải pháp cho vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần loại bỏ các loại thực phẩm không lành mạnh như thức uống có ga, nước ngọt, rượu bia hay đồ ăn nhanh. Ngoài ra cần phải ăn đủ chất, đủ bữa, không nên bỏ bữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể nhất là trong chu kỳ.
Chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý là một phần giúp cho cơ thể ổn định, không cần những bài tập nặng nề quá sức, mỗi ngày hãy dành thời gian tập những bài nhẹ nhàng đơn giản đủ để cân bằng năng lượng, sức khỏe. Nên chú ý nghỉ ngơi tránh để bản thân căng thẳng, ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng một ngày để cơ thể phục hồi và cần uống nhiều nước lọc tùy thuộc vào cơ địa khoảng 1,5-2 lít bổ sung nước cho cơ thể hoạt động ngày dài.
Chăm sóc, vệ sinh vùng kín một cách cẩn thận, dùng loại băng vệ sinh có khả năng thấm hút tốt, trong chu kỳ thường xuyên chú ý thay băng vệ sinh để vi khuẩn không có nhiều thời gian xâm nhập. Bên cạnh đó cần sử dụng loại quần lót có chất liệu thông thoáng, đảm bảo phơi dưới trời nắng để diệt được vi khuẩn tối đa.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề không quá nguy hiểm, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến con mình và thường xuyên trò chuyện cũng như quan tâm đến tác nhân xung quanh để giúp con em giải tỏa tâm lý, đảm bảo phát triển cơ thể một cách ổn định.