Sống thọ luôn là niềm mơ ước của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được điều đó, đặc biệt là đối với những người mà cơ thể đã bắt đầu lão hóa sau tuổi 50 và bước sang nửa cuối cuộc đời.
- Bộ Y tế không yêu cầu cách ly, người dân từ TP.HCM về quê đón Tết sớm
- Cẩn trọng tình trạng trẻ ho kéo dài
Khổng Tử từng nói "Ngũ thập tri thiên mệnh", nghĩa là 50 tuổi thì có thể biết được mệnh trời, hiểu được các cảnh giới của đời người, đặc biệt là về sức khỏe. Bởi vì trước tuổi 50, cơ thể chưa có nhiều sự thay đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi sự lão hóa, nhưng sau dấu mốc này, mọi thay đổi đều trở nên rất rõ ràng.
Ngày nay, có không ít người dù vượt qua mốc 50 tuổi vẫn thấy cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Thế nhưng hễ mắc bệnh hay gặp vấn đề gì về sức khỏe thì sẽ thấy rõ khả năng hồi phục lâu hơn, thậm chí là dễ gặp biến chứng hơn.
Tuổi 50 chính là thời điểm "vàng" trong đời để quyết định tuổi thọ và sức khỏe. Chính vì vậy, để duy trì sức khỏe tuổi 50 được bền lâu, người cao tuổi cần hiểu rõ thực phẩm nào cần ăn và cần tránh để thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.
Bên cạnh đó, 50 tuổi là giai đoạn mắc bệnh ung thư cao. Bởi vì quá trình lão hóa của cơ thể và thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài. Những điều này có thể không ảnh hưởng đến cơ thể khi còn trẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, những thói quen xấu dai dẳng sẽ gây ra những thay đổi khó lường đối với sức khỏe.
Ví dụ, thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra các bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản.
Theo ước tính của WHO, số ca mắc ung thư trên toàn thế giới có thể tăng 60% trong 20 năm tới. Theo số liệu thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) vừa công bố về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 thì so với năm 2018, thế giới ghi nhận thêm hơn 2 triệu ca mắc mới ung thư, lên gần 19,3 triệu ca và số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca (2018) lên 9,96 triệu ca (2020).
Chính vì thế, sau tuổi 50, mọi người không chỉ chú ý đi khám sức khỏe định kỳ mà còn phải duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Vậy, đâu mới thực sự là những loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với người trung niên mà họ nên tránh bằng mọi giá?
4 loại thực phẩm là "chất kích hoạt" tế bào ung thư
1. Thực phẩm bị mốc
Khả năng gây ung thư của thực phẩm bị mốc cũng tương đối mạnh. Nhiều loại thực phẩm sau khi bị mốc sẽ sinh ra aflatoxin. Đây là chất gây ung thư loại 1. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là lạc mốc, hạt dưa bị mốc...
2. Thực phẩm muối, ngâm chua
Sau tuổi 50 không nên ăn quá nhiều đồ muối, chua
Dưa muối là một món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Đây cũng là món mà rất nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, dưa muối không phải là món ăn được khuyến khích ăn nhiều, đặc biệt là với người già.
Thực ra, đồ muối chua từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt vào danh sách gây ung thư cho người. Ngoài ung thư dạ dày, các món ngâm muối cũng có thể gây ung thư gan, chủ yếu do gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể. Lượng lớn nitrit có trong đồ muối chua khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư và đi vào gan, tiếp xúc lâu dài có thể khiến gan bị tổn thương và tăng tỷ lệ ung thư.
Với những người có tuổi, nếu ăn nhiều món này sẽ khiến lượng muối vào cơ thể tăng lên, gây hại lên mạch máu, có hại cho huyết áp. Ăn một lượng muối lớn trong thời gian dài sẽ khiến huyết áp của chúng ta dao động quá mức, dễ sinh ra nhồi máu não.
3. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật thường đem lại cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác cho bữa ăn ngon hơn. Tuy nhiên đây không phải là món ăn dành cho người lớn tuổi. So với thịt, nội tạng động vật chứa cholesterol và lượng chất béo bão hòa cao hơn rất nhiều. Chúng khiến người lớn tuổi dễ gặp rắc rối với những căn bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, gút…
4. Đồ nướng, chiên
Thịt nướng là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, nướng thịt lại là phương pháp nấu nướng rất có hại. Bởi vì, quá trình nướng thịt sẽ sinh ra các chất độc hại, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí kích hoạt tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, thực phẩm chiên rán cũng gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120oC, dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide (sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine), có thể gây bệnh ung thư. Chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày. Do đó, cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên.
4 loại thức ăn là "khắc tinh" của tế bào ung thư, sau 50 tuổi nên ăn nhiều để tăng cường miễn dịch
1. Quả mọng
Quả mọng là một trong những thực phẩm chống oxy hóa cao hàng đầu trên thế giới. Quả việt quất, mâm xôi, anh đào, dâu tây... có khả năng cung cấp vitamin C, vitamin A và acid gallic (một chất kháng nấm/ virus) làm tăng khả năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, các trái cây họ cam quýt, khoai lang, bí ngô có chứa rất nhiều beta-carotene, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giải độc gan, chống ung thư da và mắt.
2. Các loại rau có lá màu xanh đậm
Tiến sĩ Marie Bernard, Phó Giám đốc Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA) cho biết: "Khi chúng ta già đi, xương của chúng ta trở nên mềm hơn và cần canxi. Do đó, các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau arugula, bông cải xanh và rau bina rất giàu chất xơ có thể thúc đẩy chức năng cơ bắp và sức khỏe tim mạch."
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition cho thấy rằng, những người ăn một bát các loại rau lá xanh giàu nitrat mỗi ngày có chi dưới khỏe hơn 11%. Một nghiên cứu khác gần đây từ Đan Mạch đã xem xét 50.000 người trong khoảng thời gian 23 năm và phát hiện ra rằng những người ăn các loại rau này có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 12 đến 26%.
3. Tỏi
Các nguyên tố vi lượng và allicin, selen trong tỏi có thể ngăn ngừa và chống ung thư. Ăn tỏi đồng thời còn ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, ăn nhiều tỏi hơn trong mùa đông còn giúp tiêu viêm, khử trùng và tăng cường thể lực. Nhờ đó cũng tăng cường sức khỏe và phòng bệnh tốt hơn.
4. Trà
Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học cho biết, tiêu thụ trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư. Trà xanh có chứa các hợp chất polyphenolic catechin, gallocatechin và EGCG giúp ức chế sự xâm lấn khối u và tạo mạch máu.
Tác dụng chống ung thư của chất chống oxy hóa EGCG có hiệu quả hơn 25-100 lần so với các vitamin C và E. EGCG đã được báo cáo là có liên quan đến sự điều chế của nhiều con đường truyền tín hiệu, cuối cùng dẫn đến sự điều chỉnh giảm biểu hiện của các protein liên quan đến sự xâm lấn của các tế bào ung thư.
Nguồn và ảnh: Aboluowang