Trên da xuất hiện 7 dấu hiệu bất thường này, cẩn thận đường huyết đang tăng cao, chủ quan thì sau này ngày ngày hối hận

Sức khỏe 04/01/2022 14:11

Không ít vấn đề ở bên trong cơ thể có thể biểu hiện ra ngoài thông qua làn da. Khi trên da xuất hiện 7 dấu hiệu bất thường này, cần lập tức kiểm tra lại các chỉ số đường huyết để có cách làm giảm nồng độ đường trong máu kịp thời.

Trên da xuất hiện 7 dấu hiệu bất thường này, cẩn thận đường huyết đang tăng cao, chủ quan thì sau này ngày ngày hối hận - Ảnh 1
  1. Khô da

Các chuyên gia cho biết, cơ thể bị mất nước nếu nồng độ đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do một lượng lớn nước trong cơ thể phải được sử dụng vào việc trung hòa đường và đào thải bớt đường qua đường nước tiểu.

Bên cạnh đó, đường trong máu cao khiến các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể đều bị tổn hại. Khi đó, hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn tới rối loạn hoạt động của các tuyến tiết, chẳng hạn như giảm tiết mồ hôi.

Điều này làm giảm độ ẩm của da, gia tăng tình trạng khô da ở chân, khuỷu tay, bàn chân… Đó là lý do người có đường huyết cao thường hay bị nứt nẻ, nhiễm trùng…

  1. Ngứa da

Do đường huyết tăng cao làm da khô nên dễ bị nhiễm nấm, khiến xuất hiện tình trạng ngứa da, đặc biệt là ngứa toàn thân. Có khoảng 5% bệnh nhân tiểu đường thường gặp tình trạng này, thường ở giai đoạn trung niên và cao tuổi.

Nếu bị nhiễm nấm, họ cần sử dụng các loại thuốc chống nấm và kết hợp với điều trị để giảm đường huyết về mức bình thường.

  1. Vết phồng rộp bất thường

Phỏng rộp tiểu đường thường không gây đau và có khả năng tự lành mà không để lại sẹo. Có thể nhận biết dấu hiệu này khi thấy các vết phồng rộp mọc hai bên hoặc thành các cụm, rất hiếm khi xuất hiện một mình.

Vùng da xung quanh nốt rộp thường không bị đỏ hoặc sưng. Nếu có, hãy gặp bác sĩ ngay. Nốt rộp tiểu đường có chứa dịch trong, vô trùng và rất ngứa.

  1. Bị u vàng ở da

Khi lipid lắng đọng ở da thì u vàng phát ban có thể phát triển do tăng triglyceride máu. Do đó, những người bị béo phì, bệnh đái tháo đường, lạm dụng rượu, suy giáp… thường dễ xuất hiện triệu chứng này. Khi bị u vàng, người bệnh có thể bị ngứa hoặc đau, hoặc cả 2 triệu chứng.

  1. Da chuyển sang màu nâu

Theo Bác sĩ Fuhrman, tác giả của cuốn sách “The End of Diabetes” (Cái kết của bệnh tiểu đường), khi đường huyết tăng quá cao trong thời gian dài làm tổn hại mạch máu thì các mảng màu tối (nâu nhạt) sẽ xuất hiện trên da. Chúng thường ngứa, và thậm chí có thể đau.

  1. Nổi mụn đỏ sẫm

Khác với triệu chứng nổi mụn đỏ của bệnh ngoài da thường có màu đỏ hồng thì nổi mụn do bệnh tiểu đường gây nên chủ yếu có màu đỏ sẫm. Chúng thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, tập trung thành một vùng đơn lẻ hoặc một mảng lớn, rất hay xuất hiện ở phần da bắp chân.

  1. Da chân có vết loét, kém nhạy cảm

Do tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài cũng khiến hệ thống thần kinh bị tổn hại nên sẽ làm giảm sự nhạy cảm, bệnh nhân khó cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh hoặc đau ở chân.

Ngoài ra, hàm lượng đường trong máu quá cao cũng dẫn đến các vết loét ở chân, tình trạng này rất khó điều trị, cần đi khám càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời.

Đường huyết tăng cao quá mức: Bác sĩ khuyên những việc nên làm ngay

Giáo sư Đại học Y Stanford mách bệnh nhân tiểu đường những điều nên làm khi các chỉ số bệnh vẫn cao hơn mức cho phép dù đang trong quá trình điều trị.

TIN MỚI NHẤT