Trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên hiện tượng trẻ bị sốt tiêu chảy thường xảy ra với nhiều bé. Chỉ cần bé ăn phải những loại thức ăn chứa nhiều vi khuẩn và các độc tố là bé đã có thể bị sốt tiêu chảy.
- Có món canh ngọt thanh đầy bổ dưỡng, từ người già tới trẻ em đều thích mê!
- Mẹ trị biếng ăn hiệu quả nhờ biết cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm
Gặp phải tình trạng này, ba mẹ nào cũng lo lắng, hốt hoảng, không biết làm thế nào. Tuy nhiên, để xử lý và điều trị hiệu quả cho bé, các bố mẹ cần phải thật bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh sốt tiêu chảy ở trẻ. Có như thế, mẹ mới có thể có phương án tốt nhất điều trị cho trẻ bị sốt tiêu chảy.
Trẻ bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?
Trẻ bị sốt tiêu chảy không phải là hiện tượng hiếm gặp, hầu hết các bà mẹ đều gặp phải ít nhất 1 lần. Các bà mẹ thường lựa chọn phương pháp điều tri tại nhà cho bé thay vì đưa bé đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, các mẹ cần phải hiểu rõ đặc điểm, biểu hiện và nguyên nhân của bệnh để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.
Vậy trẻ bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì? Đó là hiện tượng bé bị sốt kèm theo đó là hiệu tượng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, phân bé thường lỏng kèm theo nhiều nước và có mùi nặng,… Bé thường có hiện tượng đau bụng, quấy khóc và nôn trớ,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt tiêu chảy, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do trẻ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa non nớt của bé gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây nên tiêu chảy. Cơ thể bé phản ứng lại với các độc tố bằng hiện tượng sốt cao, kéo dài làm ba mẹ lo lắng.
Thông thường trẻ sơ sinh khoảng 4, 5 tháng tuổi thường mắc bệnh này nhiều nhất bởi do nhiễm virus Rota. Khởi nguồn do các mẹ chưa biết cách chăm sóc con đúng cách như cách bảo quản sữa không đúng cách, cho trẻ mút tay,…
Nên cho trẻ bị sốt tiêu chảy ăn gì?
Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kì bà mẹ bỉm sữa nào cũng rất quan tâm. Đối với từng trẻ, mẹ lại cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau:
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi
Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bị sốt tiêu chảy bú bình thường, thậm chí tăng số lần bú so với sữa bột. Bú mẹ sẽ làm giảm thiểu tình trạng tiêu chảy ở bé, không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng mà còn bù lại lượng nước đã mất do bị tiêu chảy. Nhiều bà mẹ Việt Nam thường suy nghĩ chỉ nên ăn cơm với muối để sữa lành, con khỏe. Đó là quan niệm hết sức sai lầm bởi điều đó sẽ khiến bé không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bé chậm phát triển, thậm chí ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ.
Nếu trẻ bị sốt tiêu chảy không sử dụng sữa mẹ, các mẹ vẫn có thể cho con ăn sữa bò, sữa bột bình thường. Tuy nhiên nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày. Nên pha sữa loãng hơn bình thường và đặc biệt chú ý khâu vệ sinh bình đựng sữa cho bé.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm khác kết hợp với cháo bột rồi. Vì thế, ngoài việc cho trẻ uống sữa, hãy bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như bột gạo, khoai tây, sữa chua, chuối tiêu, cà rốt,… Nên cho bé ăn các thực phẩm dưới dạng mềm hoặc bột để kích thích tiêu hóa của bé tốt hơn. Các thực phẩm đều phải tươi ngon, sạch sẽ cùng việc vệ sinh bát đũa cẩn thận loại bỏ hết các vi khuẩn có hại.
Tuyệt đối không cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn của bé khi trẻ bị nóng sốt kèm tiêu chảy. Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu gấc, dầu đậu nành,… Các loại quả cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, các kháng khuẩn tốt cho cơ thể bé. Vì vậy hãy cho bé ăn các loại trái cây chín hoặc uống nước ép cam, chuối, xoài,… Đặc biệt, táo sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn đấy.
Trẻ bị sốt tiêu chảy – mẹ nên làm gì?
Có rất nhiều bà mẹ Việt Nam làm mẹ từ khi còn rất trẻ, họ “vụng về” trong việc chăm sóc con. Khi bé mắc các triệu chứng khác thường, họ thường bối rối, lo lắng và không biết làm gì. Đơn giản như làm gì khi trẻ sốt tiêu chảy họ cũng không biết? Lúc bé mắc họ “rối như canh hẹ” và mới đi hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Thay vì đến lúc đó mới tìm hiểu, mỗi bà mẹ nên chuẩn bị hành trang khi còn chưa vượt cạn.
Ngay khi thấy bé có hiện tượng sốt tiêu chuẩn, các mẹ phải cho bé uống bù nước, có thể là sữa hoặc uống oresol. Khi bị tiêu chảy, cơ thể bé mất rất nhiều nước, nếu không cung cấp nước kịp thời, cơ thể bé sẽ dần suy yếu, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, cần cho bé uống từ từ, tránh uống quá nhiều một lúc.
Tiếp theo các mẹ phải hạ sốt cho bé nhưng tuyệt đối không sử dụng thuốc quá nặng với trẻ. Lạm dụng thuốc sẽ gây nên các tác dụng phụ mà không thể lường trước được. Tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay các thuốc điều trị tiêu chảy. Mọi loại thuốc bé uống cần phải thông qua sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
Mẹ có thể bổ sung các loại men vi sinh có lợi cho bé có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh không chỉ giúp bé hạ sốt, tiêu hóa tốt mà còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của virus, vi khuẩn,… Men vi sinh được các bác sĩ khuyên dùng trong những trường hợp bé bị sốt cao, tiêu chảy và sức đề kháng kém. Bạn có thể thử xem!
Trẻ bị sốt tiêu chảy – khi nào nên đến cơ sở y tế?
Trẻ bị sốt tiêu chảy, các mẹ đừng nên coi thường. Tự điều trị ở nhà chỉ phù hợp với những bé có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, nếu bé có những biểu hiện sau đây, hãy đưa bé đến bệnh viện hay cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời:
- Bé sốt cao kèm tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày không có chiều hướng thuyên giảm hay đỡ.
- Phân bé lỏng, có lẫn máu (có thể là hồng, đỏ tươi hoặc màu nâu đen như nước mũi)
- Bé ăn vào là nôn, trớ, không ăn được
- Có dấu hiệu bị mất nước nặng, da nhăn, mắt lõm,…
- Bé thường xuyên quấy khóc nhưng không khóc ra nước mắt, bé lừ đừ,…
- Khi sờ ấn vào bụng, bé khóc thét vì đau
Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng là hiện tượng phổ biến mà dường như trẻ nào cũng mắc phải. Thế nhưng không vì thế mà các mẹ coi thường và coi đó là bệnh bình thường, sẽ tự khỏi. Có rất nhiều mẹ đã mắc sai lầm khi điều trị cho trẻ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc chăm sóc trẻ bị sốt tiêu chảy và điều trị đúng cách ngay từ ban đầu vô cùng quan trọng. Nếu có bất kì dấu hiệu nào khác thường, các mẹ hãy đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nhé!
Biện pháp tốt nhất để có thể phòng trống bệnh tật cho trẻ là giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ. Lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch và nấu chín trước khi cho trẻ ăn. Luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh.
Chăm sóc trẻ em chưa bao giờ là bài toán đơn giản với bất kì bà mẹ nào. Bé phát triển khỏe mạnh thì không sao nhưng chỉ cần bé có những hiện tượng nóng sốt kèm tiêu chảy là các mẹ lại cuống cuồng không biết làm gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bà mẹ, đặc biệt là những gia đình có trẻ bị sốt tiêu chảy.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!