Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những điều mà người bệnh cần lưu ý, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cũng như làm giảm được các triệu trứng khó chịu và nhanh chóng hồi phục.
- 16 bài thuốc chữa đau dạ dày cần lưu lại ngay để áp dụng tại nhà
- Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì: Top 10 thực phẩm nên có trong bữa ăn hàng ngày
Hiện nay, căn bệnh trào ngược dạ dày đang dần trở nên phổ biến. Có đến 70% người dân Việt Nam có nguy cơ mắc căn bệnh này do dịch vị dạ dày (chứa dịch mật, axit, pepsi và đôi khi cả thức ăn) bị tống ngược lên thực quản, đôi khi tới tận khoang miệng.
Biểu hiện chính của bệnh là đau họng, hay buồn nôn, ợ chua… Vì vậy, bất kì ai mắc phải căn bệnh này cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc ăn uống, sức khỏe nhanh chóng bị giảm sút. Đặc biệt tình trạng bệnh càng tăng nặng khi lựa chọn thực phẩm không phù hợp. Do đó, bị trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì và nên ăn gì người bệnh và người chăm sóc người bệnh cần phải lưu ý.
Trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cần kiêng ăn các loại thực phẩm sau đây:
Thực phẩm chứa nhiều axit
Những thực phẩm chứa nhiều axit như cóc, xoài, chanh, bưởi, nho, cam, quýt… sẽ khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra với tần suất dày hơn. Vì hàm lượng axit ở mức cao, dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra viêm loét dạ dày.
Hơn nữa thì một chế độ ăn nhiều axit cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm axit nước tiểu, dẫn đến sỏi thận gọi là sỏi axit uric hình thành. Bên cạnh đó, còn gián tiếp gây suy giảm xương và cơ bắp. Nguyên nhân, khi nồng độ axit tăng cao, cơ thể sẽ huy động Canxi từ xương để duy trì độ ổn định pH của máu. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được chế độ ăn nhiều axit có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gặp các vấn đề về gan và các bệnh tim mạch.
Thực phẩm chứa nhiều muối và đường, đồ ngọt
Chế độ ăn nhiều độ ngọt, mặn và đường sẽ khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng trở nên trầm trọng. Lý do là vì các loại thực phẩm này khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều, quá tải để tiêu hóa làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
Nguy hiểm hơn, các thực phẩm chứa nhiều muối dễ tương tác với các vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Lúc này, không đơn giản chỉ dừng lại ở tình trạng trào ngược dạ dày mà còn gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, những người ăn mặn có nguy cơ mắc ung thực dạ dày cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Lượng muối natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày. Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn những loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, cá mắm, ô mai hoa quả, bánh ngọt, trà sữa... để giảm gánh nặng cho dạ dày, bớt đau đớn, nhanh khỏi bệnh.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
Các thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo như nội tạng động vật, khoai tây chiên, gà rán, mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn… sẽ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Khiến cho dạ dày phải huy động một lượng lớn enzym và dịch tiêu hóa, dẫn đến quá tải buồn nôn và khó chịu.
Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Điều này gây ra khả năng trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, người bệnh cần phải hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo, để nhanh chóng ổn định lại hoạt động cho hệ tiêu hóa, nhất là chức năng làm việc cho dạ dày.
Cà phê, thuốc lá, bia rượu
Khi bị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần phải kiêng các loại thức uống có cồn, kích thích như phê, trà và những đồ uống chứa cafein… bởi sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản đồng thời tăng sự tiết axit trong dạ dày.
Bên cạnh đó, trong thực đơn hàng ngày, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng như: ớt, bạc hà, tỏi… vì chúng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày, làm suy giảm chức năng.
Chính vì vậy, trào ngược dạ dày không được ăn gì bạn cần liệt kê cụ thể để đảm bảo ăn uống khoa học, hợp lý. Áp dụng như một thói quen, nhanh chóng có thể chữa trị dứt điểm.
Người bị trào ngược dạ dày nên làm gì sau khi ăn?
Việc ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Vì vậy, bên cạnh các thực phẩm cần kiêng, người bệnh cần hiểu rõ mình nên ăn gì để có thể hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất.
Theo các chuyên gia, khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như bánh mỳ, bột yến mạch, các loại đậu (đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh…), thịt thăn lợn, tim lợn, thịt lưỡi lợn và thịt ngan… Ưu tiên các món ăn được chế biến theo hình thức hấp, luộc hay hầm nhừ để bảo toàn hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có và dạ dày dễ tiêu hóa.
Để giảm áp lực cho dạ dày thì nên chia nhỏ các bữa ăn. Các bữa chính giảm bớt hàm lượng thức ăn xuống, thay vào đó cung cấp thêm năng lượng từ bữa phụ. Như vậy sẽ hạn chế tối đa được tình trạng dạ dày quá no hoặc quá đói dẫn đến đau bụng, buồn nôn. Lượng acid trong dạ dày sẽ được cân bằng, ổn định và luôn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Đặc biệt, sau khi ăn xong thì cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Tuyệt đối không nên vận động ngay sau khi ăn hoặc vừa ăn vừa làm việc. Bởi đây chính là những thói quen không tốt khiến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày thêm trầm trọng. Vì gây ảnh hưởng đến quá trình co bóp, tiêu hóa, tạo áp lực cho dạ dày.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi bị trào ngược dạ dày người bệnh cần ngồi nghỉ ngơi, tránh vận động ngay, dù là các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, lái xe… Người bệnh tập trung nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh khoảng 20 đến 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi cũng như giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
Mặc dù là nghỉ ngơi tĩnh, nhưng người bệnh không nên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ làm trì trệ hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Lúc này thức ăn không được tiêu hóa hết, đôi khi còn gây ra những bệnh lý dạ dày khác.
Trong lúc nghỉ ngơi, bạn có thể thực hiện các động tác massage đơn giản, xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Hoạt động này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Do kích thích hoạt động của dạ dày, giảm tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng.
Hơn thế nữa, việc massage sau khi ăn xong còn giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày và hoạt động ổn định. Tuy nhiên trong quá trình massage, bạn cần hết sức chú ý, không nên thực hiện động tác quá mạnh làm ảnh hưởng đến dạ dày. Đồng thời, bạn cũng nên nới lỏng cạp quần ngay sau khi ăn để dạ dày không chịu sức ép và tổn thương.
Sau khi ăn xong, nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì người bệnh nên đi bộ để hỗ trợ dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa. Cách thức vận động nhẹ nhàng này sẽ giúp cho dạ tiết ra những enzyme để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Qua đây có thể thấy được người bệnh cần chú trọng hơn nữa vào việc trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì và nên ăn gì, cũng như chế độ nghỉ ngơi sau khi ăn. Có như vậy mới có thể vào xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh, lối sống lành mạnh, để căn bệnh này không thể làm phiền chúng ta được nữa.