Ăn đúng, ăn đủ sẽ giúp cải thiện, phòng ngừa bệnh tật rước vào người. Nếu biết rõ bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì thì sức khỏe người bệnh cũng sẽ cải thiện hơn mỗi ngày.
- 7 cách làm giảm cơn đau dạ dày, không biết thì quá phí
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thì tốt?
Trào ngược dạ dày đang dần trở thành bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, cách điều trị, cải thiện sớm thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe sau này.
Đối với bệnh trào ngược dạ dày, bên cạnh các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Hiện có không ít thực phẩm thiên nhiên, an toàn, lành tính có thể giúp cải thiện hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày nhưng cũng có những thực phẩm nên tránh xa nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.
I. Trào ngược dạ dày là bệnh như thế nào?
Bệnh trào ngược dạ dày, hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, thường xảy ra sau bữa ăn, do axit và dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Các biểu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày thường thấy là:
- Ợ nóng, buồn nôn hoặc có cảm giác nóng rát vùng xương ức, cổ họng
- Đắng miệng, miệng có vị chua
- Sau khi ăn có cảm giác khó nuốt hay thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản
- Thở khò khè, khàn giọng, viêm họng
- Đau ngực hoặc khó thở
Những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến như: áp lực đè lên dạ dày như mang thai, béo phì; cơ vòng thực quản dưới đóng mở bất thường; thoát vị hoành; ăn uống không điều độ, lành mạnh; căng thẳng, stress…
II. Nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh trào ngược dạ dày
Để hạn chế tình trạng axit và dịch tiêu hóa trào ngược từ dạ dày lên thực quản, “điều tiết liều lượng axit”, ăn uống phòng bệnh trào ngược dạ dày chính là nguyên tắc cần áp dụng trong chế độ ăn hàng ngày. Theo đó:
- Lựa chọn và sử dụng những thực phẩm có thể trung hòa bớt axit trong dạ dày
- Hạn chế tối đa những thực phẩm gây kích thích tới cơ thắt thực quản dưới hay làm tăng tiết axit sau khi ăn.
III. Top 10 thực phẩm giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày
1. Chuối
Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Câu trả lời là CÓ. Bởi chuối không chỉ ít chứa axit mà còn giàu kali - một chất điện giải rất tốt cho hệ tiêu hóa nên người bệnh trào ngược dạ dày có thể yên tâm dùng chuối trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
Tuy nhiên, người mắc bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn chuối đã chín, hạn chế ăn chuối tiêu và chỉ ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.
Bên cạnh chuối, các loại trái cây ít axit, thúc đẩy sức khỏe đường ruột khác như táo, lê, dưa hấu, dưa bở… cũng nên được bổ sung vào cơ thể thường xuyên hơn.
2. Bánh mì
Dồi dào chất xơ và có khả năng hấp thụ axit nên bánh mì là một trong số các thực phẩm nên dùng của người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Vừa có bữa ăn nhanh gọn, không cần chuẩn bị cầu kỳ, tốn thời gian, vừa cải thiện tình trạng bệnh thì quả là phù hợp cho chế độ ăn uống mỗi ngày.
3. Nghệ, gừng
Nghệ, gừng có đặc tính chống viêm, điều trị ợ nóng, cải thiện hệ tiêu hóa tự nhiên mà lại rất thân quen, dễ tìm.
Chỉ cần thêm một ít nghệ, gừng vào các món ăn hoặc pha chế thức uống hàng ngày là người bệnh trào ngược dạ dày sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.
4. Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày nhưng trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Câu trả lời chính là những loại rau giàu chất xơ, có tính kiềm cao như rau chân vịt, mồng tơi, rau cải, súp lơ, măng tây… Việc bổ sung rau xanh đầy đủ và thường xuyên sẽ giúp nhuận tràng, trung hòa axit dạ dày rõ rệt.
5. Khoai tây, khoai lang
Khoai tây, khoai lang có khả năng hấp thụ, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nên cũng là một thực phẩm có ích cho người bệnh trào ngược dạ dày.
6. Lòng trắng trứng
Không ít người lăn tăn liệu trào ngược dạ dày có nên ăn trứng? Đối với thực phẩm đặc biệt này, người mắc bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất nên ăn lòng trắng trứng để bổ sung protein lành mạnh và hạn chế dùng lòng đỏ trứng để tránh dung nạp chất béo không tốt cho dạ dày.
7. Cá tươi
Cá rất tốt cho sức khỏe, kể cả người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Vì cá ít cholesterol có hại, ít axit, giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Tốt nhất nên chế biến các món cá dưới các dạng nấu đơn giản như hấp, kho, nấu canh, hạn chế chiên, nướng để dung nạp tối đa lợi ích từ cá cho sức khỏe bản thân và gia đình.
8. Thịt nạc
Các loại thịt nạc, nhất là thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, thịt ếch… là nguồn thực phẩm bổ sung protein ít béo, dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, ợ nóng, trào ngược dạ dày.
Với các loại thịt đỏ, nên bổ sung vào chế độ ăn nhưng với tần suất hợp lý, tốt nhất là 1,2 lần/tuần.
9. Các loại đậu
Nằm trong danh sách bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan… là nguồn thực phẩm có lợi, giàu chất xơ và vitamin cung cấp cho cơ thể.
Nên chia đều các loại đậu, kết hợp thành nhiều món ăn đa dạng và ngon miệng để sử dụng thường xuyên trong bữa ăn gia đình.
10. Sữa chua
Lợi ích của sữa chua đối với hệ tiêu hóa đã quá phổ biến và hầu như ai cũng biết. Vậy nên đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, sữa chua cũng là món ăn không thể thiếu để giúp đường ruột khỏe mạnh, cân bằng lợi khuẩn, cải thiện sức đề kháng.
Nên dùng sữa chua sau bữa ăn và không dùng khi đang đói.
IV. Những điều cần lưu ý và thực phẩm nên tránh
Để chăm sóc sức khỏe và kiểm soát tốt chứng trào ngược dạ dày, nên thường xuyên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, việc chú ý chế độ ăn uống và điều chỉnh những thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng, góp phần không nhỏ cải thiện chứng trào ngược dạ dày của bản thân.
- Chú ý không nằm nghỉ ngay sau khi ăn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress và cố gắng tâp thể dục thường xuyên, đảm bảo cân nặng hợp lý.
- Nên tìm hiểu trào ngược dạ dày có ăn được thịt chó không để hạn chế dung nạp vào cơ thể món ăn không tốt cho sức khỏe.
- Ngoài ra, nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày:
+ Các loại hoa quả, thực phẩm có vị chua, nhiều axit như chanh, cam, xoài, me, dấm…
+ Các món ăn cay nóng, nhiều ớt, tiêu, tỏi… dễ khiến dạ dày viêm loét, bị kích thích tiết dịch vị, giãn mở cơ thắt thực quản dưới… dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
+ Nước ngọt có ga, các đồ uống kích thích có hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê… khiến bệnh tình phát triển nặng hơn.
+ Thực phẩm có tính hàn; những món ăn khô cứng gây khó tiêu, đầy bụng
+ Socola, các loại sữa chứa nhiều chất béo không tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày
+ Các loại bánh kẹo nhiều đường dễ gây tăng cân, béo phì.
Như vậy, với danh sách thực phẩm cung cấp thông tin bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, mong rằng người bệnh trào ngược dạ dày đã tìm ra chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.