Viêm amidan cấp tính là căn bệnh thường gặp, và nếu không được điều trị sớm sẽ có những biến chứng khó lường. Dưới đây là tổng quan thông tin cần biết về căn bệnh này.
- 5 tín hiệu cảnh báo ung thư từ cơ thể, càng nhiều nguy cơ mắc bệnh càng cao
- Đau dạ dày không nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Viêm amidan cấp tính là căn bệnh thường gặp, đặc biệt đối với điều kiện thời tiết thất thường như ở Việt Nam. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ có những biến chứng khó lường. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tổng quan thông tin cần biết về căn bệnh này.
Bệnh viêm amidan cấp tính là gì?
Viêm amidan cấp (cấp tính) là tình trạng phần niêm mạc của amidan phía sau họng bị viêm nhiễm và sưng dẫn đến bị đau rát, khó nuốt và cảm giác như có vật thể chèn ở cổ. Bệnh có thể gặp ở rất nhiều lứa tuổi nhưng nhiều nhất là độ tuổi từ 5 tuổi đến 15 tuổi.
Viêm amidan cấp tính có nguy hiểm không??
Bệnh viêm amidan cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ dễ dàng tái phát và với mức độ nặng hơn. Ngoài ra, bệnh còn có nguy cơ biến chứng như sau:
- Biến chứng gây loét amidan, tạo sỏi amidan, apxe, viêm tấy khu vực thành họng, viêm họng mãn tính.
- Viêm nhiễm toàn bộ hệ hô hấp, viêm phế quản hoặc thanh quản, viêm tai-mũi hoặc xoang…
- Tình trạng nhiễm khuẩn máu, lây lan sang máu dễ dẫn tới viêm cầu thận, một số trường hợp còn bị viêm khớp,...
Triệu chứng viêm amidan cấp tính
Biểu hiện của viêm amidan cấp tính có thể khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nhưng đa số các bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng chung theo từng loại viêm amidan như sau:
- Giai đoạn khởi phát: Họng bị khô, rát và ngứa toàn khu vực họng. Cơ thể đột ngột bị rét run hoặc sốt cao trên 38 độ. Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, đau đầu và không muốn ăn. Họng khó nuốt thức ăn và có cảm giác bị vướng. Miệng bị khô và nhạt miệng, lưỡi có nhiều vệt màu trắng.
- Viêm amidan do virus: Phần niêm mạc họng bị đỏ và sưng to. Bệnh nhân ho khan kéo dài và bị viêm mũi, chảy nước mũi, viêm kết mạc, có thể bị khàn hoặc mất tiếng.
- Viêm amidan cấp mủ do vi khuẩn: Amidan đỏ và sưng, rất đau, bề mặt xuất hiện các hốc viêm nhiễm nặng, có mủ hoặc những mảng màu trắng, hàm dưới bị sưng và nổi hạch gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Cách điều trị viêm amidan cấp tính
Có nhiều cách chữa viêm amidan cấp, nhưng phổ biến nhất là dùng thuốc Tây Y, chữa theo các vị thuốc dân gian, điều chỉnh ăn uống.
Chữa viêm amidan cấp bằng thuốc Tây y
Một số loại thuốc thường được chỉ định chữa viêm amidan như dưới đây. Tuy nhiên, trường hợp tình trạng bệnh nặng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol, Efferalgan,... giúp giảm các triệu chứng do viêm amidan nhiễm khuẩn.
- Kháng sinh: Erythromycin, Penicillin, macrolid,... giúp kháng viêm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh.
- Kháng viêm không có steroid: dùng trong trường hợp viêm do virus gây nên.
- Kháng viêm tại chỗ: thuốc sát khuẩn cho vùng họng, thuốc nhỏ mũi,...
- Một số loại thuốc điều trị các triệu chứng liên quan như: thuốc ho, thuốc chống xung huyết, giảm sưng và đau.
Chữa viêm amidan cấp tính bằng bài thuốc dân gian
Trong dân gian, có khá nhiều bài thuốc rất hữu hiệu trong điều trị viêm amidan cấp:
- Chanh và mật ong: tăng sức đề kháng, làm dịu vùng họng và giảm đau rát, sưng do viêm amidan.
- Trà gừng: làm ấm vùng họng và kháng khuẩn rất tốt.
- Nước muối loãng: giúp sát khuẩn vùng họng và giảm viêm hiệu quả.
- Nước ép thảo dược: tăng sức đề kháng, điều trị viêm amidan tốt. Một số loại nước ép thông dụng như nước ép bạc hà hoặc diếp cá.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng hỗ trợ điều trị viêm amidan cấp tính. Vậy viêm amidan cấp tính nên ăn gì? Một số loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân như sau:
- Đồ ăn mềm: cháo, sữa chua, súp rau củ,... vừa tốt cho sức khỏe vừa không gây cảm giác đau và vướng khi nuốt.
- Hoa quả có vitamin C: giúp tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus.
- Rau chân vịt: giảm đau nhức và giảm sưng hiệu quả.
- Trứng gà: Tăng cường sức khỏe và bồi bổ cho người bệnh.
- Thực phẩm giàu đạm: giúp tăng sức đề kháng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Những thực phẩm mà người bị viêm amidan nên kiêng:
- Thịt gà: mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng nhiều trường hợp viêm họng bị ho nhiều hơn khi ăn thịt gà nên bệnh nhân nên lưu ý..
- Rau muống: người bị viêm và tổn thương vùng amidan hạn chế ăn vì có thể sẽ bị sưng họng lâu hơn..
- Đồ ăn làm từ gạo nếp: xôi, bánh Chưng, bánh nếp,... cũng làm tình trạng sưng và viêm lâu khỏi hơn.
- Đồ uống có cồn: gây loét những vùng bị viêm.
>>> Xem thêm:
- Những cách chữa viêm amidan hiệu quả ngay tại nhà mà không cần cắt bỏ
- Cách chữa viêm amidan hốc mủ an toàn, hiệu quả cho bạn
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý, tắm bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể và vùng cổ, đặc biệt khi trời lạnh. Bệnh nhân lưu ý luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh sự tấn công của vi khuẩn, virus, khi có dấu hiệu đau họng cần súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh viêm amidan cấp tính - căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn cần nắm rõ những triệu chứng mắc bệnh, các loại tình trạng viêm amidan và chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.