Giãn tĩnh mạch chân gây ra cảm giác đau, mệt mỏi và nặng chân. Cùng tham khảo cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà để trị dứt điểm.
- Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà cực an toàn, hiệu quả
- Cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả
Nội dung bài viết
Giãn tĩnh mạch là một loại bệnh thông thường mà ai cũng có thể gặp phải, Nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng thì bạn cũng sẽ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống do việc giãn tĩnh mạch gây ra đó như đau, mệt mỏi, đi lại khó khăn. Cùng tìm hiểu về cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà để kiểm soát được căn bệnh này tốt hơn.
Tập thể dục - Một trong những cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Đây là phương pháp điều trị bệnh đầu tiên mà bạn cần phải kiên trì thực hiện. Tập thể dục thường xuyên giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được tốt hơn, không bị tích tụ lại ở một vị trí trong mạch máu. Đồng thời giúp giảm huyết áp để chúng không gây áp lực được lên các mạch máu, từ đó hạn chế suy tĩnh mạch chi dưới.
Giãn tĩnh mạch khiến việc đi lại khó khăn hơn vậy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. Bạn nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ kết hợp cùng với bơi, đi xe đạp, tập yoga.
Đi tất giãn tĩnh mạch
Đây là loại tất có bán rất nhiều ở các hiệu thuốc hỗ trợ và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân. Khi đi tất, bạn sẽ thấy chân được tạo áp lực một cách hợp lý để các tĩnh mạch không bị giãn ra thêm nữa. Đồng thời hỗ trợ các cơ. Tĩnh mạch trong việc điều hướng lưu thông của máu về tim.
Sử dụng chiết xuất thực vật
Các sản phẩm chiết xuất từ thực vật có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân. Một vài loại chiết xuất thực vật tốt như:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa: giảm đau, giúp bạn đi lại không còn nặng nề, hạn chế ngứa rát vùng chân.
- Chiết xuất cây thông biển, cây đậu chổi: giảm tình trạng sưng phù chân là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Để sử dụng, bạn bôi các loại chiết xuất thực vật này lên da. Khi dùng, hãy pha loãng cùng với dầu để tránh kích ứng, bỏng da.
- Chiết xuất hạt nho: Khi uống sẽ có lợi đối với những ai bị suy giãn tĩnh mạch, giảm sưng chân dưới, giảm triệu chứng khác của suy tĩnh mạch mãn tính.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Những người bị giãn tĩnh mạch nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều flavonoid. Chúng sẽ giúp giải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ kích thước tĩnh mạch bị giãn nở, cải thiện lưu thông máu. Một số loại thực phẩm gồm: Rau củ (hành, ớt chuông, rau cải xanh, rau bó xôi…), trái cây (cam, chanh, táo, việt quất, anh đào…), cacao, tỏi.
Các thực phẩm giàu kali cũng rất cần thiết. Bạn sẽ được hỗ trợ giảm giữ nước trong cơ thể. Ví dụ như; hạnh nhân, hạt hồ trăn, đậu trắng, đậu lăng, khoai tây, rau có lá, cá hồi, cá ngừ.
Tăng lượng chất xơ ngăn ngừa táo bón. Bao gồm các loại thực phẩm: đậu và hạt các loại, yến mạch, lúa mì, hạt lanh, ngũ cốc.
Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân cũng rất hiệu quả và bạn có thể áp dụng là:
- Đan sâm và hoàng kỳ giúp bổ máu, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn của máu, giảm thiểu cũng như loại trừ các triệu chứng khó chịu do giãn tĩnh mạch.
- Hoa hồng, đương quy, xuyên khung giúp hoạt huyết, không để đông máu và tuần hoàn máu hiệu quả.
- Xuyên giáp (vảy tê tê) giúp hành khí, thông mạch máu hạn chế viêm tắc động mạch hoặc tĩnh mạch.
- Cao hạt dẻ ngựa, hoa hòe giúp chắc thành mạch máu để không bị sưng phù cũng như xơ vữa động mạch, tĩnh mạch.
Chọn sử dụng các loại trang phục thoải mái
Người bị giãn tĩnh mạch chân không nên mặc quần quá bó sát và đi giày quá cao ảnh hưởng rất nhiều đến việc lưu thông máu. Hãy chọn các loại váy hoặc quần mặc thoải mái và hạn chế đi giày cao.
Duy trì cân nặng ổn định
Khi cân nặng của bạn tăng lên buộc chân phải chịu áp lực tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng của mình hoặc giảm cân để hỗ trợ điều trị hiệu quả, giảm sưng, đau khó chịu.
Massage
Thực hiện massage thật nhẹ nhàng vùng chân bị giãn tĩnh mạch hằng ngày để giúp cho lượng máu được lưu thông một cách tốt nhất. Khi massage, bạn có thể sử dụng dầu hoặc kem dưỡng ẩm sẽ tăng hiệu quả hơn. Lưu ý không nên ấn trực tiếp lên các tĩnh mạch như vậy chúng sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng đến cả các mô ở xung quanh. Ngoài ra, một cách cũng cực hiệu quả đêó là bạn dùng tỏi thái lát ngâm trong dầu dừa hoặc dầu ô liu khoảng 12 tiếng và đắp lên vùng tĩnh mạch bị giãn cũng rất hiệu quả.
Sau khi massage, thái lát mỏng cà chua và đắp lên phần tĩnh mạch bị giãn. Bạn có thể dùng cà chua chín hoặc xanh không ảnh hưởng. Mỗi ngày thực hiện khoảng 5 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Có rất nhiều cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà mà bạn có thể áp dụng để hạn chế những cơn đau, giúp đi lại dễ dàng do bệnh này gây ra. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho chân.