Tìm hiểu bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Sức khỏe 29/02/2020 19:37

Chữa suy giãn tĩnh mạch như thế nào? Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và thẩm mỹ của người bệnh. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không và cách chữa của nó tại nhà như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Dấm táo

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 1
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Giấm táo có đặc tính chống viêm nên có công dụng chữa giãn tĩnh mạch. Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn bôi giấm táo lên da sau đó xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị giãn tĩnh mạch để thấy hiệu quả.

Tỏi, nước cam và dầu ô liu

Cách thực hiện chữa giãn tĩnh mạch bằng tỏi, nước cam và dầu oliu:

  • Đầu tiên bạn nghiền 6 tép tỏi để lấy nước, cam bạn vắt thành nước
  • Trộn đều nước ép tỏi, nước cam và 2 muỗng dầu oliu lại thành hỗn hợp.
  • Sau đó bạn dùng hỗn hợp trên để bôi lên tĩnh mạch trong thời gian 15 phút, massage nhẹ nhàng và để trong thời gian 15 phút. Mỗi ngày bạn nên thực hiện theo cách này

 Rau mùi tây

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 2
Rau mùi tây điều trị giãn tĩnh mạch - Ảnh minh họa: Internet

Đây là một nguyên liệu điều trị giãn tĩnh mạch rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn thái rau mùi tây sau đó cho vào một cốc nước
  • Đun sôi rau mùi tây với thời gian từ 5 đến 7 phút sau đó để nguội
  • Sau khi nước mùi tây nguội bạn thêm một ít tinh dầu vào và bôi lên khu vực giãn tĩnh mạch. Bạn thực hiện theo cách này từ 1 đến 2 lần trong ngày đến khi khỏi.

Nước cây phỉ

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 3
Nước cây phỉ có công dụng điều trị giãn tĩnh mạch - Ảnh minh họa: Internet

Nước cây phỉ có tác dụng điều trị các tĩnh mạch bị sưng. Bạn lấy bông ngâm trong nước cây phỉ sau đó đắp lên da trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Thực hiện theo cách này từ 2 đến 3 lần trong ngày.

Lá cải bắp

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 4
Lá cải bắp có tác dụng điều trị giãn tĩnh mạch - Ảnh minh họa: Internet

Lá cải bắp là một loại rau xanh được yêu thích bởi nó có chứa rất nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó nó còn có công dụng giảm sưng tĩnh mạch. Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn rửa sạch để ráo sau đó cắt lá bắp cải thành miếng nhỏ để cho vào máy xay nhuyễn
  • Sau khi đã xay nhuyễn lá cải bạn thêm một ít nước để thành dạng bột nhão
  • Dùng bột nhão này đắp lên vùng da bị sưng, dùng vải cotton che lên chỗ đắp, sau 2 giờ bạn rửa sạch lại với nước.

Gừng

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 5
Dùng gừng giảm suy giãn tĩnh mạch - Ảnh minh họa: Internet

Gừng có công dụng làm giảm nguy cơ xuất hiện giãn tĩnh mạch. Cách dùng như sau:

  • Bước thứ nhất bạn cắt gừng tươi thành từng miếng mỏng cho vào một chiếc cốc sau đó thêm vào nước sôi và để trong 10 phút
  • Lọc lấy nước gừng rồi thêm mật ong, uống từ 2 đến 3 lần một ngày

Dầu ô liu và vitamin E

Dầu ô liu và vitamin E giúp da mềm mại và tăng độ đàn hồi. Bạn trộn dầu ô liu và vitamin E theo tỷ lệ 1:1 sau đó hơ ấm trên lửa nhỏ rồi bôi lên da mặt, massage trong một vài phút rồi để yên.

Nha đam, cà rốt và giấm táo

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 3 lá nha đam, bạn tách lấy phần thịt màu trắng của nha đam 
  • Cà rốt bạn gọt vỏ rửa sạch sau đó cắt thành miếng nhỏ để đem đi xay cùng nha đam và nửa chén giấm táo.
  • Dùng hỗn hợp trên bôi lên các khu vực tĩnh mạch
  • Sau 30 phút bạn rửa sạch lại với nước.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Tác động của việc đi bộ đến tĩnh mạch

benh gian tinh mach o chan co nguy hiem khong 6
Đi bộ tốt cho người bệnh giãn tĩnh mạch - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Khi ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu sẽ lưu thông tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Tiếp theo khi bạn thực hiện động tác co cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ tiếp tục như vậy dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động cao hơn rất nhiều so với lúc không vận động. Nhờ vậy máu được đẩy về tìm đồng thời làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim hiệu quả hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông từ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Đi bộ đúng cách để giảm suy tĩnh mạch

  • Đối với người bệnh chưa có thói quen đi bộ nên bắt đầu từ từ, nên bắt đầu với thời gian và quãng đường ngắn sau đó mới tăng dần dần
  • Giai đoạn đầu của việc đi bộ người bệnh sẽ cảm thấy đau chân nhưng sau đó tình trạng này sẽ được cải thiện dần dần
  • Khi đi bộ bạn cần di chuyển linh hoạt cổ chân để đạt được hiệu quả cao
  • Đối với người bị loét chân do suy giãn tĩnh mạch, vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và áp dụng liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không đã được bài viết này giải đáp, với những cách chữa trị tại nhà cùng nguyên liệu thiên nhiên kết hợp cùng đi bộ thì căn bệnh này không còn là một vấn đề nghiêm trọng. Bạn chỉ cần kiên trì điều trị, căn bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ nhanh chóng biến mất.

Bật mí cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất và an toàn ngay tại nhà

Hãy ghi nhớ cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất để có cách xử lý tại nhà khi bạn gặp phải tình trạng khó chịu này. 

TIN MỚI NHẤT