Thực phẩm và chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Vì vậy, cần nắm rõ những thực phẩm nào cần tránh cũng như những thực phẩm nào cần bổ sung để phòng ngừa bệnh.
- Phụ nữ sau tuổi 30 bổ sung vitamin E: Tiết lộ thời điểm trong ngày cần uống để da trẻ như thiếu nữ mới lớn, không lo nguy cơ ung thư phổi
- Thứ đồ uống PHỔ BIẾN, uống nhiều tăng gấp đôi nguy cơ ung thư: Chỉ 1 ly/ngày cũng báo động
Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 trên thế giới về tỷ suất mắc ung thư và xếp thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với một lối sống khoa học là một trong những "vũ khí" giúp phòng ngừa ung thư từ xa. Vì vậy, cần nắm rõ những thực phẩm nào nằm trong top những thực phẩm gây ung thư và những thực phẩm nào tốt cho sức khỏe để phòng ngừa bệnh.
Theo các chuyên gia, những thực phẩm nằm trong top đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư là: Thịt đỏ; thịt chế biến sẵn (thịt được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối hoặc thêm chất bảo quản). Bên cạnh đó, các loại thịt bị nướng cháy khét làm biến tính protein và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm… cũng nằm trong top.
Với các thực phẩm thịt đỏ, việc hạn chế là cần thiết. Theo các chuyên gia, các thực phẩm này chỉ nên dùng không quá 3 khẩu phần mỗi tuần. Với các loại thịt chế biến sẵn, các loại thịt bị nướng cháy khét, cần tránh hoàn toàn. Thay vào đó, các loại thịt từ gia súc, gia cầm, trứng cá… là những thực phẩm cần được bổ sung và có chế độ dinh dưỡng tốt hơn.
Ngoài ra nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Theo khuyến cáo của WHO, nên tiêu thụ trung bình hàng ngày là 400g rau và các loại trái cây không chứa tinh bột. Ngoài ra các loại ngũ cốc chưa qua chế biến, rau xanh, rau họ cải, đậu bắp, các loại củ có rễ như cà tím, cà rốt, atiso, củ cải… là những thực phẩm nên bổ sung để tránh nguy cơ ung thư trong đường ruột.
Bên cạnh đó, cũng nên dùng các sản phẩm phụ lên men, sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo các chuyên gia, người khỏe mạnh bình thường nên dùng 1-2 đơn vị sữa/ngày và ăn phối hợp 3 loại sữa nước, sữa chua và phomat mỗi ngày. Đây là các thực phẩm chống lại một số yếu tố gây ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt
Đặc biệt không được sử dụng các thực phẩm bị nấm mốc hoặc các thực phẩm bị mọc mầm. Hạn chế ăn thực phẩm tinh bột tinh chế và các thực phẩm thừa đường, muối. Việc thừa đường và muối sẽ dẫn đến một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. WHO khuyến nghị tiêu thụ dưới 5g muối/ngày.
Ngoài ra, thêm một thực phẩm khoái khẩu của nhiều người cũng gây nguy cơ ung thư đó là các loại nước uống khác nhau. Theo đó, nguy cơ ung thư phổi, ung thư da sẽ liên quan đến hàm lượng Asen trong nước uống. Với đồ uống có cồn nên giới hạn tối đa 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam và 1 đơn vị đối với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 1 cốc 330ml) có thể là nguyên nhân của ung thư gan, ung thư đại trực tràng ở nam và nữ.