Nhiễm sốt xuất huyết nguy kịch, bé trai đi khám 2 nơi vẫn được chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Sức khỏe 10/07/2023 11:23

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã liên tiếp điều trị cho nhiều trường hợp trẻ nhũ nhi (trẻ 1-12 tháng tuổi) bị sốt xuất huyết nặng. Trong đó, có 2 ca không được các tuyến trước phát hiện bệnh sớm.

Cụ thể, theo thông tin từ Dân Trí, trường hợp của bé trai tên T.K. (4 tháng tuổi, quê Phú Yên). Bệnh sử ghi nhận trẻ sốt cao liên tục 3 ngày và tiêu chảy 5-6 lần, nổi hồng ban ở tay chân. Tại phòng khám tư, bé được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh tay chân miệng, cho uống thuốc không rõ loại.

Đến ngày thứ 5 của bệnh, trẻ bớt sốt nhưng lừ đừ, tay chân lạnh nên người nhà đưa đến bệnh viện địa phương.

Bệnh nhi tiếp tục được chẩn đoán bệnh tay chân miệng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, điều trị kháng sinh, truyền dịch chống sốc và chuyển lên tuyến trên.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, qua thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm, men gan tăng. Bệnh nhi tiếp tục được truyền dịch chống sốc, truyền máu, huyết tương tươi động lạnh và tiểu cầu rồi tiếp tục điều trị ở khoa Hồi sức.

Trường hợp thứ hai là bé trai tên T. (5 tháng tuổi, quê Bình Thuận). Trước đó, trẻ sốt nhẹ, ho và sổ mũi 4 ngày, được bác sĩ phòng khám tư chẩn đoán viêm hô hấp trên, cho dùng kháng sinh hạ sốt, giảm ho nhưng không bớt.

Nhiễm sốt xuất huyết nguy kịch, bé trai đi khám 2 nơi vẫn được chẩn đoán bệnh tay chân miệng - Ảnh 1
Bé T mắc sốt xuất huyết, nhưng được chẩn đoán là viêm hô hấp - Ảnh: Dân Trí

Đến ngày thứ 5, người nhà thấy trẻ quấy khóc, bỏ bú nên nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng mạch nhẹ, huyết áp khó đo.

Bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, điều trị chống sốc, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, các bác sĩ làm test nhanh, phát hiện cả kháng nguyên và kháng thể của bé đều dương tính với sốt xuất huyết.

Bé được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng, rối loạn đông máu, phải truyền dịch chống sốc và truyền máu cùng các chế phẩm máu theo phác đồ.

Sau 7 ngày điều trị, tình trạng các trẻ cải thiện dần và được xuất viện.

Nhiễm sốt xuất huyết nguy kịch, bé trai đi khám 2 nơi vẫn được chẩn đoán bệnh tay chân miệng - Ảnh 2
Bé 4 tháng tuổi nhiễm sốt xuất huyết nhưng cả phòng khám tư lẫn bệnh viện địa phương đều không phát hiện ra, chẩn đoán tay chân miệng - Ảnh: Dân Trí

Theo Sức khoẻ & Đời sống, Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Qua vết đốt, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh sốt xuất huyết.

Tại Việt Nam, bệnh này xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Đặc điểm là sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

‎Diễn biến bệnh ở người mang thai cũng tương tự như ở người không mang thai, tuy nhiên ảnh hưởng trên thai là khó lường và nhanh.

Nhiễm sốt xuất huyết nguy kịch, bé trai đi khám 2 nơi vẫn được chẩn đoán bệnh tay chân miệng - Ảnh 3
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên, do đó biện pháp phòng ngừa hàng đầu là diệt muỗi và phòng muỗi đốt - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:

- Tránh bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Để giảm nguy cơ bị muỗi đốt, hãy hạn chế tối đa việc bạn tiếp xúc với muỗi.

- Lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm loại muỗi này ít phổ biến hơn. Tránh ra ngoài trời vào lúc bình minh, hoàng hôn và đầu giờ tối, khi có nhiều muỗi.

- Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, đi tất và đi giày.

- Ngủ trong màn kể cả ban ngày, Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.

- Kiểm tra các nguồn nước tù đọng gần nhà và vườn của bạn – đây là những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và nơi ấu trùng sinh sống.

- Hóa chất xua đuổi có thể độc hại, vì vậy chỉ sử dụng lượng cần thiết, chú ý thuốc độc hại với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Thay vào đó, hãy phủ màn cho xe đẩy hoặc cũi của trẻ khi ra ngoài.

 

 

Nhiễm trùng nặng bàn tay sau khi tự đắp thuốc chữa bỏng

Bệnh nhân bị bỏng nhưng không đến bệnh viện mà đắp một loại thuốc không rõ nguồn gốc của thầy lang, dẫn đến tổn thương ngày càng nặng, nhiễm trùng, chảy dịch mủ.

TIN MỚI NHẤT