Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout? Chế độ ăn thế nào là phù hợp?

Sức khỏe 08/05/2022 19:18

Chế độ ăn uống quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh gút.

Bệnh gout

Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp, liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Bệnh xảy ra khi thận không thể lọc axit uric trong máu để thải ra bên ngoài. Axit uric tích tụ đến nồng độ cao sẽ lắng đọng tạo thành các tinh thể muối urat natri hoặc tinh thể axit uric, nếu tập trung ở các khớp sẽ khiến khớp bị viêm, sưng đau.

Để kiểm soát bệnh gout (bệnh gút), người bệnh cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều purin. Nhưng vẫn có nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp an toàn là lựa chọn an toàn cho người bệnh gout.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout

Chế độ ăn của người bị gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hay có nguy cơ bùng phát bệnh. Đa số người bệnh gout đều lo lắng vì phần lớn những thực phẩm phổ biến đều có nhiều purines hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy vẫn có thể dùng thoải mái, cụ thể như:

  • Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, hàm lượng khuyến cáo là 50 – 100g protein/ngày. Tham khảo một số loại cá người bị gút có thể ăn tại đây.
  • Tinh bột (gạo, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc…) là thực phẩm thiết yếu của mỗi người, kể cả người bệnh gout. Tinh bột chứa một lượng purin an toàn làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây để đào thải axit uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ…
  • Sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu mè….để giảm bớt lượng chất béo.
  • Nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm tốt cho người bệnh gout

- Nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo; Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa... vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn; Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc; Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống; Trứng (vừa phải); Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là tốt với lượng vừa phải (khoảng 100 - 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh);
- Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gút bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi… Uống đủ nước giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh. Đối với người bị bệnh gout, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa trong máu và thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Một nghiên cứu đã xem xét mối liên quan giữa lượng nước uống vào và nồng độ axit uric. Sau khi kiểm tra dữ liệu, các nhà nghiên cứu xác định rằng lượng nước uống vào có mối liên quan với việc giảm nồng độ axit uric ở những người bị bệnh gout, có thể do tăng đào thải axit uric khi uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xem xét tác động trực tiếp hơn của việc uống nước đối với bệnh gout. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc uống đủ nước trong khoảng thời gian 24 giờ trước khi bùng phát bệnh gout có liên quan đến việc giảm đáng kể các cơn gout tái phát.
- Bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric. Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gút cấp. Đi khám định kỳ để cùng với bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tuyệt vời và nó có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Một số nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout và làm giảm mức axit uric huyết thanh. Vì vậy, người mắc bệnh gout nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin C như: các loại trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), anh đào, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, dâu tây, ớt chuông ngọt, cà chua...
- Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm viêm: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… rất giàu chất xơ có thể làm giảm nồng độ CRP - một dấu hiệu viêm trong máu, tốt cho người mắc bệnh viêm khớp, trong đó có bệnh gout.
 
 

Biotin thực sự 'thần thánh' trong việc ngăn rụng tóc như lời đồn

Biotin là một loại vitamin tan trong nước, là một phần của họ vitamin B. Nó còn được gọi là vitamin H.

TIN MỚI NHẤT