Người uống nước theo 4 cách này vào mùa hè dễ bị suy tim!

Sức khỏe 04/08/2024 11:34

Mặc dù việc uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng uống nước sai cách có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe tim mạch của chúng ta.

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, bạn đổ mồ hôi nhiều nên uống nước thường xuyên hơn các mùa khác. Mặc dù việc uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng uống nước sai cách có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe tim mạch của chúng ta.

Dưới đây là 4 cách uống nước vào mùa hè có thể âm thầm khiến bạn dễ bị suy tim.

Người uống nước theo 4 cách này vào mùa hè dễ bị suy tim! - Ảnh 1

1. Uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước sẽ khiến một lượng lớn nước nhanh chóng đi vào mạch máu trong cơ thể, làm cho máu loãng và cũng sẽ khiến quá trình lưu thông máu của cơ thể tăng nhanh. Tim giống như một chiếc máy bơm nước trong cơ thể. Lưu lượng máu tăng lên đột biến đương nhiên sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.

2. Luôn uống nước đá

Nước quá lạnh sẽ gây kích ứng tim, vì nước có nhiệt độ thấp sẽ kích thích sự co bóp của động mạch vành khi gặp lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, không có lợi cho quá trình lưu thông máu, tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

Đặc biệt những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành và cao huyết áp cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước không quá thấp. Nếu thực sự không muốn uống nước ấm, nóng thì nhiệt độ nước nên ở khoảng 20-30 độ C.

Người uống nước theo 4 cách này vào mùa hè dễ bị suy tim! - Ảnh 2

3. Thích uống nước ngọt

Nhiều người luôn cảm thấy “vô vị” khi uống nước đun sôi và thích uống nước giải khát, nước ngọt thay vì uống nước lọc. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường dễ dẫn đến béo phì, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe hơn, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

4. Uống quá ít nước

Một nghiên cứu của nhóm từ Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố trên The Lancet năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của nước uống đầy đủ. Natri huyết thanh thường được sử dụng như một chỉ số thay thế cho quá trình hydrat hóa. Mức natri huyết thanh bình thường ở người khỏe mạnh là 135-146 mmol/L. Nồng độ natri huyết thanh càng cao, lượng chất lỏng trong cơ thể càng thấp, nghĩa là uống ít nước hơn. Phân tích cho thấy khi nồng độ natri huyết thanh tăng lên 140-142,5 mmol/L, khả năng mắc các bệnh mãn tính khác nhau tăng 40%. Bao gồm suy tim, mất trí nhớ, bệnh phổi mãn tính...

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This

Người ăn chậm hơn có thể 'hơn hẳn' chúng ta ở 5 khía cạnh sức khỏe

Trong hầu hết các cuộc thi, ai hoàn thành nhanh hơn thì chiến thắng. Tuy nhiên, trong chuyện ăn uống, người ăn chậm hơn lại là người thắng trong hành trình bảo vệ sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT