Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác

Sức khỏe 01/07/2020 11:48

Theo Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania, Mỹ, những người luôn căng thẳng, vết thương chậm lành, luôn thấy mệt mỏi... là đối tượng có hệ miễn dịch yếu và cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Để phòng, chống sự lây lan của virus trong mùa dịch Covid-19, tất cả chúng ta đều đang thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe như rửa tay bằng xà phòng trong 20 giây và "cách ly xã hội" một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chúng ta cần đảm bảo bây giờ là phải có một hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại vi trùng.

Để có thể kiểm tra mình có phải 1 người có hệ thống miễn dịch yếu hay không, bạn có thể tìm hiểu các yếu tố mà Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania, Mỹ chỉ ra:

Dấu hiệu người đang có hệ miễn dịch kém

1. Bạn luôn cảm thấy căng thẳng

Theo báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng lâu dài có thể làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân bởi sự căng thẳng có thể làm giảm tế bào lympho của cơ thể, trong khi các tế bào này vô cùng cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác - Ảnh 1

Bác sĩ Nadia Hasan tại Delancey Internal Medicine cho biết, khi nồng độ tế bào lympho của bạn càng thấp, bạn càng có nguy cơ cao nhiễm các loại virus như cảm lạnh thông thường.

2. Hệ tiêu hóa có vấn đề

Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón, đó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang bị tổn thương.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ năm 2012 cho thấy gần 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi sống ở đó để bảo vệ ruột khỏi bị nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Khi trong ruột của bạn chứa ít lượng vi khuẩn có lợi, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm virus, viêm mãn tính và thậm chí rối loạn tự miễn dịch.

3. Vết thương của bạn chậm lành

Khi bạn chẳng may bị bỏng hoặc bị đứt tay, cơ thể sẽ nhanh chóng gửi máu giàu chất dinh dưỡng đến vết thương để giúp tái tạo phần da mới.

Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác - Ảnh 2

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, làn da của bạn sẽ khó được tái tạo khiến vết thương lâu lành hơn nhiều.

Quá trình tự chữa bệnh này nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, làn da của bạn sẽ khó được tái tạo khiến vết thương lâu lành hơn nhiều.

4. Bạn bị nhiễm trùng thường xuyên

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng nhiễm trùng thì có thể hệ thống miễn dịch của bạn đang cho bạn thấy một tín hiệu không tốt.

Phụ nữ muốn sống thọ cần nhớ: 3 việc không được làm khi ngủ dậy, sau khi ăn cơm và trước khi đi ngủ

Theo Viện Hàn lâm Dị ứng & Suyễn Miễn dịch Hoa Kỳ, các dấu hiệu suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở người lớn bao gồm:

- Bị nhiễm trùng tai hơn 4 lần trong một năm.

- Bị viêm phổi 2 lần trong một năm.

- Bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn viêm xoang do vi khuẩn hơn 3 lần trong một năm.

5. Bạn cảm thấy mệt mỏi mọi lúc

Làm việc nhiều có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, nhưng nếu đã ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy kiệt sức thì có lẽ hệ thống miễn dịch đang báo cho bạn 1 tín hiệu không tốt.

Theo bác sĩ Nadia Hasan, khi sức đề kháng yếu mức năng lượng của bạn cũng sẽ như vậy bởi khi đó cơ thể bạn đang cố gắng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống miễn dịch để nó có thể chống lại vi trùng.

Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác - Ảnh 3

Nếu đã ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy kiệt sức thì có lẽ hệ thống miễn dịch đang báo cho bạn 1 tín hiệu không tốt.

6. Bạn dễ bị cảm lạnh

Việc mọi người hắt hơi, xổ mũi 2,3 lần mỗi năm là điều hoàn toàn bình thường. Hầu hết mọi người sẽ tự hồi phục sau trong 7-10 ngày. Cũng theo bác sĩ Hasan, trong thời gian đó, hệ thống miễn dịch phải mất 3 đến 4 ngày để phát triển các kháng thể và chống lại vi trùng gây bệnh.

Nhưng nếu bạn liên tục bị cảm lạnh hoặc bị cảm lạnh mãi không khỏi đó là một dấu hiệu rõ ràng hệ thống miễn dịch của bạn đang thực sự suy yếu.

Phải phòng bệnh như thế nào khi bản thân có hệ miễn dịch yếu?

Những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể thực hiện một số điều dưới đây để sống khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng:

- Vệ sinh cơ thể tốt hơn:

Một trong những cách dễ nhất để một người có hệ miễn dịch yếu có thể phòng tránh bệnh tật là thực hành vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay thường xuyên. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) khuyến cáo cần rửa tay ở những thời điểm sau:

- Trước, trong và sau khi chuẩn bị bữa ăn.

- Trước khi ăn.

Sản phụ có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 vì chồng giấu bệnh để được ở bên cạnh lúc sinh con

- Sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho.

- Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương hở da.

- Sau khi tiếp xúc với người bệnh.

- Sau khi sử dụng hoặc giúp trẻ sử dụng phòng tắm.

- Sau khi thay tã.

- Sau khi chạm vào động vật hoặc chất thải của động vật.

- Sau khi chạm vào rác thải.

Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác - Ảnh 4

- Tránh tiếp xúc với người bệnh:

Những người có hệ thống miễn dịch yếu nên tránh tiếp xúc quá gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác bởi virus và các bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần gũi. Chúng cũng có thể lan truyền qua giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

- Khử trùng đồ gia dụng

Vi trùng gây bệnh có thể sống trên một số bề mặt trong nhà, chẳng hạn như tay nắm cửa và điều khiển từ xa. Để có thể giảm số lượng vi trùng trong nhà, bạn nên khử trùng đồ gia dụng thường xuyên.

- Quản lý căng thẳng

Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta vì vậy những người có hệ thống miễn dịch yếu nên thực hiện các biện pháp để kiểm soát căng thẳng bao gồm tập yoga, thiền, mát-xa...

Người phụ nữ nào có 6 dấu hiệu này nghĩa là hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh và các loại virus hơn hẳn người khác - Ảnh 5

- Ngủ đủ giấc

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể giống như căng thẳng bởi thiếu ngủ làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu - một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo CDC, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ sơ sinh và trẻ em cần ngủ từ 8 đến 17 giờ tùy theo độ tuổi.

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của một người. Đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu, các bác sĩ thường khuyến nghị một chế độ ăn nhiều rau và trái cây.

- Tập luyện đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc tăng cường cơ thể, tập thể dục khiến cơ thể giải phóng endorphin làm giảm mức độ căng thẳng.

- Cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung

Các vitamin và khoáng chất khác có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch bao gồm: vitamin A, vitamin D, vitamin E và axit folic, kẽm.

Đau rát vùng kín: Bạn có thể đang phải đối mặt với một trong những vấn đề nghiêm trọng này!

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là thiếu chất bôi trơn, hiện tượng rất phổ biến và hoàn toàn bình thường.

TIN MỚI NHẤT