Ngâm chân có lẽ là việc không còn xa đối với chúng ta. Tuy nhiên ngâm chân như thế nào là đúng và ngâm chân có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Tác dụng của việc chạy bộ đối với sức khỏe con người
- Các cách chế biến món hàu sữa bổ dưỡng tăng cường sức khỏe
Nội dung bài viết
Có 1 điều bạn không thể phủ nhận, đôi bàn chân chính là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Nhưng phần lớn chúng ta đều ít quan tâm đến bộ phận này. Bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm chân bằng nước nóng hoặc kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để giúp đôi chân của mình được thư giãn. Tuy nhiên ngoài việc giúp bạn cảm giác thoải mái thì ngâm chân còn mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích khác. Cùng tìm hiểu việc ngâm chân có tác dụng gì trong bài viết này.
Ngâm chân có tác dụng gì?
Bàn chân thường được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Cho nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách là một điều đáng quan tâm. Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một trong những liệu pháp trị bệnh hữu hiệu và và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 1 số tác dụng mà việc ngâm chân mang lại:
1. Ngâm chân giúp giảm stress và cải thiện trí não
Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì? Ngoài việc mang lại cảm giác thoải mái thì việc ngâm chân còn có rất nhiều lợi ích khác như làm tăng sự tập trung của trí não, giúp kiểm soát lo âu, giảm stress, thư giãn sâu và tăng cường năng lượng mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
2. Tăng lưu thông máu
Lợi ích tiếp theo phải kể đến của việc ngâm chân đó chính là giúp máu lưu thông dễ dàng, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ngâm chân với bấm huyệt bàn chân để mang lại nhiều công dụng hơn như: Thư giãn cơ thể và trí não, giảm đau nhức xương khớp, ổn định huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch,...
3. Điều trị các bệnh mãn tính
Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của những căn bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn có công dụng điều trị một số căn bệnh khác như: Tiểu đường, lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.
4. Trị bệnh ngoài da
Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt được nhiều người sử dụng. Muối có tác dụng tẩy tế bào chết, làm giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Việc kết hợp phương pháp ngâm chân bằng nước nóng với muối sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả một số căn bệnh về da như nấm chân hay nấm móng chân,...
5. Điều trị chứng mất ngủ
Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ thì đừng lo lắng. Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm xoa bóp bàn chân nhẹ nhàng, giúp kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
6. Khử mùi hôi chân
Ngoài việc mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái thì ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân hiệu quả. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược hoặc các loại tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ và thơm tho hơn.
Các phương pháp ngâm chân phổ biến
Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân, bạn có thể tham khảo:
1. Ngâm chân bằng rượu gừng
Ngâm chân bằng rượu gừng có tác dụng gì? Việc ngâm chân bằng rượu gừng có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, giãn gân cốt, giúp phụ nữ sau sinh có tinh thần phấn chấn, ăn ngon và ngủ ngon hơn,...
Cách ngâm rượu gừng
Nguyên liệu
- Gừng: Nên chọn gừng tươi có màu vàng, không nên chọn những củ bị xước, cắt dở hoặc đã bị ngả nâu và khô vỏ.
- Bình ngâm rượu: Chọn bình có dung tích phù hợp với số lượng mà bạn muốn ngâm. Có thể chọn bình sứ hay bình thủy tinh để ngâm rượu.
- Rượu ngâm: Nên chọn loại rượu nếp trắng (có nồng độ cồn từ 35- 38 độ).
Cách ngâm rượu
Bước 1: Rửa sạch củ gừng, dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch những mảng đất trong kẽ củ.
Bước 2: Ngâm gừng qua nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong gừng.
Bước 3: Cạo sạch vỏ gừng rồi đem rửa qua với nước sạch lần nữa.
Bước 4: Chế biến gừng bạn có thể sự dụng 1 trong 3 cách sau:
- Dùng chày và cối để giã nát gừng
- Thái gừng thành lát mỏng có độ dày khoảng 0,5 - 1cm
- Hoặc ngâm nguyên củ gừng
Bước 5: Tiến hành ngâm, cho vào bình ngâm theo tỷ lệ 1kg gừng với 2l rượu trắng. Sau 3 tháng là có thể sử dụng.
Hướng dẫn ngâm chân bằng rượu gừng
Cho 1 thìa cafe rượu gừng vào nước ấm (nhiệt độ nước khoảng 40 độ C), để rượu gừng ấm lên làm tăng tác dụng khi ngâm chân. Hoặc tốt nhất bạn nên chưng rượu gừng ấm lên để ngâm chân.
Duy trì thói quen mỗi tối ngâm chân với rượu gừng từ 15 - 20 phút trước khi ngủ 1 lần/ngày. Sau khi ngâm chân với rượu gừng bạn chỉ cần lau khô chân hoặc để mùi rượu bớt nồng bạn có thể rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý, bạn không nên rửa chân lại bằng nước lạnh.
2. Ngâm chân thảo dược
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp ngâm chân bằng thảo dược dưới đây:
Ngâm chân nước nóng với ngải cứu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1.5l nước
- Lá ngải cứu
- 20g muối hạt
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn rửa sạch lá ngải cứu rồi cắt nhỏ. Sau đó cho vào nước đun sôi và hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu. Điều chỉnh nhiệt độ của nước sao cho phù hợp. Ngâm chân khoảng 15 phút rồi lau khô chân.
Ngâm chân nước nóng với lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1.5l nước
- 30g lá lốt tươi
- 20g muối hạt
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá lốt rồi để ráo nước. Đun sôi 1.5l nước sau đó hòa tan muối và bỏ lá lốt vào. Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp và kết hợp xoa bóp khi ngâm chân.
Một số tác dụng của ngâm chân thảo dược mang lại như: Giảm viêm và đau khớp, giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng mệt mỏi,..
Một số lưu ý khi ngâm chân
- Nên sử dụng chậu hoặc thùng gỗ để ngâm chân, vì gỗ giúp hấp thu các vị thuốc tốt nhất và làm cho nước lâu nguội.
- Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất để ngâm là trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.
- Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân là khoảng 38 – 43 độ C.
- Ngâm chân từ 15 – 20 phút mỗi lần, không nên ngâm quá lâu vì sẽ không tốt cho tim. Đặc biệt sau khi ngâm nên lau khô chân.
- Không ngâm chân khi chân có vết thương hở, nhiễm trùng hoặc lở loét.
Đối tượng nào không nên ngâm chân?
- Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì tuyệt đối không nên ngâm chân.
- Người già mắc bệnh về khớp hay tắc nghẽn động mạch nên hạn chế ngâm chân.
- Người có sức khỏe yếu, hay mẩn cảm, tụt huyết áp hay huyết áp không ổn định. Người mắc bệnh xơ vữa động mạch và lưu thông máu kém thì tuyệt đối không được ngâm chân.
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng và một số phương pháp ngâm chân đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn trả lời được cho mình câu hỏi “ Ngâm chân có tác dụng gì? hay tác dụng của ngâm chân thảo dược là gì?