Làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể cải thiện sức khỏe của những chú ‘cú đêm’, giảm các triệu chứng trầm cảm và hơn thế

Sức khỏe 20/04/2022 07:45

Một nghiên cứu đã cho rằng làm việc với thời gian linh động sẽ giúp chúng ta có những giấc ngủ sâu và tốt hơn vào bất cứ lúc nào khi đã sắp xếp được thời gian cho từng việc khác nhau. Với những giấc ngủ đầy đủ và sâu trong thời điểm mọi người phải ở nhà để làm việc đã giúp tình trạng liên quan tới những căn bệnh trầm cảm và mất ngủ giảm đi đáng kể

Nhiều người được gọi với cái tên là người ‘sống theo giờ Mỹ’, khi nói đến sự mong đợi của xã hội về thời gian hợp lí cho ngày làm việc mới nên bắt đầu vào lúc nào, họ đã chọn một điều mà không ai muốn làm cả.

Nghiên cứu cho thấy "những chú cú đêm" rất khó có được chuỗi liên kết để chìm vào giấc ngủ, nhưng giờ làm việc hành chính buộc họ phải thức dậy sớm. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các loại hình hoạt động trong lịch trình hằng ngày đưa chúng ta xuống bể của những tổn thương và nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.

Làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể cải thiện sức khỏe của những chú ‘cú đêm’,  giảm các triệu chứng trầm cảm và hơn thế - Ảnh 1
 

"Đó làm một điều khó khăn cho những người làm việc về đêm trên khắp thế giới bởi vì họ không thể hòa cùng một nhịp với những lịch trình biểu hằng ngày của họ", Kelly Baron, phó giáo sư tại Đại học Utah ở Mỹ, người nghiên cứu về sức khỏe giấc ngủ và điều trị những bệnh nhân mất ngủ đã chia sẻ rằng. Cô lưu ý rằng giấc ngủ kém cũng là một ‘kẻ giết người thầm lặng’ ảnh hưởng tới năng suất làm việc. "Chúng tôi sẽ nhận được hiệu suất tốt hơn của nhân viên nếu họ được phép làm việc trong khoảng thời gian phù hợp với lịch biểu của họ."

Làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể cải thiện sức khỏe của những chú ‘cú đêm’,  giảm các triệu chứng trầm cảm và hơn thế - Ảnh 2
 

Nghiên cứu của cô đã phát hiện ra rằng việc giữ thói quen làm việc về đêm của những ‘chú cú đêm’ vốn đang khỏe mạnh cũng có thể dần rơi vào những thói quen xấu cho sức khỏe như ăn đồ ăn nhanh, lười vận động và ít giao tiếp xã hội.

Nhưng đại dịch Covid-19, đã buộc nhiều người phải làm việc tại nhà, được phép linh hoạt hơn trong lịch trình làm việc, khiến các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ cũng phải suy nghĩ lại các giả định về giấc ngủ và cách đánh giá bệnh nhân của họ.

Làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể cải thiện sức khỏe của những chú ‘cú đêm’,  giảm các triệu chứng trầm cảm và hơn thế - Ảnh 3
 

Đại dịch "là một thí nghiệm trên toàn thế giới để hiểu giấc ngủ đã khiến con người thay đổi như thế nào khi giờ làm việc và môi trường làm việc thay đổi", Baron nói rằng. Các nhà nghiên cứu ở Ý là một trong những người xem xét câu hỏi này. Trong một nghiên cứu gần đây, họ thấy rằng nhiều người Ý thường không phù hợp với thời gian biểu cũ vào ban ngày đã có những dấu hiệu phát triển mạnh và sức khỏe của họ được cải thiện khi điều kiện làm việc từ xa của đại dịch cho phép họ làm việc nhiều giờ sau đó. Vào cuối năm 2020, Federico Salfi, một sinh viên học bằng tiến sĩ tại Đại học L'Aquila và là một cú đêm thực thụ, đã kiểm tra xem rằng xu hướng làm việc tại nhà có ảnh hưởng như thế nào đến thói quen ngủ của người Ý.

Thông qua phương tiện truyền thông xã hội, ông đã xác định được 875 người đại diện cho các nhân viên trong văn phòng và làm việc từ xa. Ông đã sử dụng các bảng câu hỏi dựa trên web để khám phá các ảnh hưởng của làm việc từ xa về sức khỏe giấc ngủ. Sự linh hoạt của công việc trong thời điểm đại dịch đã giúp những người tham gia khảo sát có những sự tương thích với lịch trình làm việc và giấc ngủ tốt hơn - nhiều người trong số họ còn nói rằng đây là lần đầu tiên họ có được cảm giác ấy.

Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người theo kiểu tối ngủ đã ngủ lâu hơn và tốt hơn trong khi làm việc tại nhà, với sự sụt giảm tương ứng trong các triệu chứng trầm cảm và mất ngủ. Họ cũng chỉ ra một chủ đề quan trọng gây lây lan ra các nghiên cứu khác - rằng những người trong hạng mục ‘cú đêm’ thường xuyên ngủ ít hơn những người dậy sớm.

Trên podcast của mình, Matthew Walker, một giáo sư về thần kinh và tâm lý học tại Đại học California-Berkeley ở Mỹ và tác giả của cuốn sách ‘Tại sao chúng ta lại ngủ’, cho biết rằng những chú ‘cú đêm’ ngủ trung bình 6,6 giờ cho một đêm so với hơn bảy giờ một đêm đối với những người dậy sớm . (Nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa có sự xác thực chính thức từ những người cùng trang lứa). Vậy tại sao những người như vậy không đi ngủ sớm hơn? Câu trả lời rất phức tạp. Để cảm thấy buồn ngủ, đòi hỏi cơ thể phải tạo ra một loạt các sự kiện sinh hóa để thực hiện hành động đó, và thời gian đó được xác định bởi thời gian sinh học của một người. Thời gian sinh học là một "đồng hồ sinh học trong cơ thể" thể hiện ra khi một người cảm thấy tỉnh táo hoặc mệt mỏi trong khoảng thời gian 24 giờ.

Làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19 có thể cải thiện sức khỏe của những chú ‘cú đêm’,  giảm các triệu chứng trầm cảm và hơn thế - Ảnh 4
 

Các chu kỳ được thiết lập một cách di truyền, với khoảng một nửa số người có kết quả dưới ngưỡng tiêu chuẩn - có nghĩa là họ không thức dậy vào lúc bình minh cũng như không ngủ qua nửa đêm - và những người khác thậm chí còn không thể phân biệt được họ thuộc hội ‘cú đêm’ hay là người có giấc ngủ bình thường.

Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày nay luôn có sự tán thưởng cho những người dậy sớm trong khi phần còn lại bị kì thị bởi bản tính ‘cú đêm’ của họ, Brant Hasler, phó giáo sư tại Đại học Pittsburgh ở Mỹ và một phần của Trung tâm Khoa học về Giấc ngủ và Sinh học nằm trong Đại học. "Chúng tôi đang phục vụ đồ ăn thức uống cho một phần dân số của chúng tôi với một cách có thể sẽ làm tổn hại tới họ". Walker đã phác thảo cụ thể các hậu quả về mặt sức khỏe trên podcast của mình. Những người có lối sống về đêm có nhiều khả năng dẫn tới căn bệnh tăng huyết áp tới hơn 30% so với những người thức dậy sớm, hoặc tệ hơn có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim, và gấp 1,6 lần khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì giấc ngủ ảnh hưởng đến việc điều hòa đường máu. Những thói quen xấu ấy cũng có khả năng được chẩn đoán đến căn bệnh trầm cảm gấp hai đến ba lần và cũng như gấp đôi khả năng sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì COVID-19? Hãy bỏ túi những 'bí kíp' này!

Thay vì để lo lắng kiểm soát bạn, tốt hơn bạn nên hiểu rõ và kiểm soát chúng để biến nó thành điều có ích cho bạn.

TIN MỚI NHẤT