Lá thầu dầu tía có tác dụng gì?

Sức khỏe 12/01/2020 10:23

Cây thầu dầu tía là loại cây quen thuộc đối với người dân vùng núi phía Bắc. Nó có thường được dùng để chữa bệnh. Hãy cùng xem công dụng chính của lá thầu dầu tía là gì trong bài viết sau đây.

Mỗi một loại cây lại mang những đặc điểm khác nhau, có những công dụng khác nhau và được con người sử dụng như một bài thuốc để chữa bệnh.Cây thầu dầu tía hay còn gọi là cây đu đủ tía là một trong những loại cây rất quý. Cây có nhiều công dụng và hiện nay được trồng với nhiều mục đích khác nhau. Chúng vừa có giá trị về kinh tế, cũng được dùng làm thực phẩm và cả phục vụ cho y học nữa. Cùng tìm hiểu xem cây và lá thầu dầu tía có tác dụng gì.

La thau dau tia 1
Lá thầu dầu tía có tác dụng gì? - Ảnh minh họa: Internet

Giới thiệu về cây thầu dầu

Cây thầu dầu là loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Phi và được phát hiện lần đầu trong những tư liệu của người Ấn Độ cổ cách ngày nay khoảng 2000 năm trước công nguyên. Ở Việt Nam, cây sẽ phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc là: Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình hay Vĩnh Phúc.

Cây có 5 bộ phận chính gồm: rễ, thân, lá, hoa và hạt. Một cây thầu dầu tía trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình từ 1 cho đến 1,5m. Diện tích tán cây có thể rộng từ 150 đến 200cm. Khi còn nhỏ, cây sẽ có màu đỏ đậm. Sau đó sẽ chuyển sang màu xanh đậm và khi trưởng thành chúng có màu đỏ. 

Lá của cây bóng và dài từ 15 đến 45cm. Lá có màu canh lá, canh lục hoặc màu tối. Trong lá thầu dầu chứa 4 loại axit cùng với một số các chất khác như là: quexitrin, astragalin, rutonozit… Những thành phần này rất tốt trong việc co hồi dạ con của phụ nữ.

La thau dau tia 2
Thầu dầu tía được sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Cây thầu dầu có chứa độc tính không?

Thực tế thì cây thầu dầu ngoài tác dụng chữa bệnh hiệu quả thì chúng cũng có chứa độc tính. Hạt thầu dầu có độc tính cao. Bên trong hạt có chứa một loại protein rất độc được gọi là ricin. Chúng sẽ nằm trong phần khô dầu. Chính vì thế mà sau khi ép lấy dầu thì phần khô dầu không thể sử dụng lại được nữa. Chất ricin nếu bị đun lâu cũng sẽ mất đi độc tính. Vì thế có chứa độc tố mà thầu dầu tía thường được dùng để đắp vết thương bên ngoài. Khi sử dụng hạt có độc hay không là phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn có đúng hay là không. 

Còn lá thầu dầu tía có độc không thì câu trả lời dành cho bạn là có nhưng không nhiều như trong hạt. Lưu ý là không nên sử dụng lá thầu dầu tía trực tiếp để uống hoặc tiêm sẽ có hại cho cơ thể của bạn.

La thau dau tia 3
Thầu dầu tía có chứa độc tố và bạn phải sử dụng đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của lá cây thầu dầu tía

Sử dụng cây thầu dầu tía chữa sa tử cung

Sử dụng cây thầu dầu tía để chữa sa dạ con không còn là điều xa lạ đối với mọi người. Bài thuốc này sẽ sử dụng tất cả các bộ phận của cây để chữa bệnh. Tuy nhiên vì hạt thầu dầu có độc nên cần sử dụng đúng cách và trong liều lượng quy định. 

Có 2 cách chữa sa tử cung bằng lá thầu dầu tía đó là. 

Cách 1: Chữa sa dạ con bằng lá thầu dầu. Trước tiên, hãy chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu là 10 lá thầu dầu và 2 lít nước sạch. Bạn hãy rửa sạch các lá thầu dầu sau đó đun sôi trên bếp trong khoảng 10 phút. Bắc ra để nguội và vớt bỏ lá. Phần nước bạn dùng để rửa vùng bị sa dạ con mỗi ngày 1 lần.

Cách 2: Dùng lá và hoa thầu dầu để chữa sa dạ con. Chuẩn bị 10 lá thầu dầu và 5 bông hoa thầu dầu vẫn còn tươi. Sau khi đã có nguyên liệu, bạn rửa sạch và giã nát. Sao hỗn hợp đó trên bếp cho đến khi chúng không còn ướt và bọc lại bằng vải mềm. Đắp chúng lên cùng bị sa của bạn mỗi ngày để giúp cho tử cng được co hồi trở lại như bình thường. 

La thau dau tia 4
Dùng lá và hoa thầu dầu để chữa sa dạ con – Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của lá thầu dầu tía trong việc chữa bệnh trĩ

Nhắc đến công dụng của lá thầu dầu tía, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chữa bệnh trĩ. Lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả với 2 cách sau đây.

Cách 1: Bạn lấy 2 đến 4 chiếc lá thầu dầu tía và 3 lá vông rồi giã nhỏ. Sau đó cho chúng vào một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp vào vùng hậu môn của người bị bệnh. Để như vậy khoảng 5 phút rồi bỏ ra. Bạn hãy thực hiện 1 lần/ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy bệnh chuyển biến rõ rệt. Và sau khoảng 1 tháng sử dụng lá vông và lá thầu dầu chữa bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn. 

La thau dau tia 5
Dùng lá vông và lá thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Cách 2: Cách dùng lá thầu dầu chữa trĩ tiếp theo là sự kết hợp cùng với hoa dừa cạn để đắp vào hậu môn. Bạn hãy giã nát lá thầu dầu tía và hoa dừa cạn sau đó đắp trực tiếp vào hậu môn của người bị bệnh. Song song với đó, hãy sử dụng bài thuốc gồm có: dừa cạn, đảng sâm, cỏ mực, sài hồ, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, thăng ma và bạch truật. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong một ngày. Sử dụng cách này trong vòng 10 ngày để thấy được hiệu quả.

>>> Xem thêm:

- Cây thầu dầu tía chữa sa tử cung có thật không?

La thau dau tia 6
Dùng lá thầu dầu tía và hoa dừa nước để chữa bệnh trĩ - Ảnh minh họa: internet

Cây thầu dầu tía là cây thuốc tốt nếu như bạn biết sử dụng chúng đúng cách. Với những bài thuốc từ lá thầu dầu tía phía trên hy vọng sẽ có thể giúp bạn giải quyết được những vấn đề mà mình đang gặp phải.

Bật mí công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu đối với sức khỏe, chị em chớ nên bỏ qua

Ngải cứu từ trước đến nay luôn được xem là loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Đặc biệt lá ngải cứu có những công dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.

TIN MỚI NHẤT